Sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và sản xuất đã mang lại những cải tiến đáng kể trong lĩnh vực thực phẩm, không loại trừ ngành sản xuất nước trái cây. Trong bối cảnh thị trường đồ uống ngày càng hấp dẫn với sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn, việc tích hợp dây chuyền tự động vào quy trình sản xuất là bước không thể bỏ lỡ. Vậy, tại sao dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp và quá trình hoạt động của nó như thế nào? Cùng với Đức Phát, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về vấn đề này!
Bật mí đôi nét về dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây
Dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây là gì?
Dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây là thiết bị tích hợp nhiều hệ thống bao gồm phân loại chuẩn bị nguyên liệu, lọc ép nguyên liệu và đóng gói, bảo quản nguyên liệu. Dòng máy này phù hợp với hầu hết các nguyên liệu sẵn có trên thị trường. Bởi vậy, nhà máy sản xuất nước ép hoa quả hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt nguồn sản phẩm của mình. Sao cho phù hợp với xu thế trên thị trường nhất.
Xem thêm: Khám phá dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây tự động
Công dụng của dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả
- Chế biến và làm sạch nguyên liệu: Thay vì thực hiện các bước sơ chế thủ công, giờ đây các bước làm sạch trong khâu sản xuất nước trái cây ường như trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Khâu sơ chế sản phẩm sẽ được thiết bị lựa chọn và thực hiện tự động gần như hoàn toàn.
- Ép nước trái cây tươi: Đây là một trong những công dụng chính của dây chuyền này. Việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào trong sản xuất sẽ đem lại nguồn sản phẩm chất lượng hơn. Đảm bảo được nguồn vi chất tự nhiên.
- Lọc tách bã trái cây: Công cụ sẽ thay thế bạn thực hiện các bước lọc tách bã theo quy chuẩn được thiết lập sẵn.
- Đóng gói và bảo quản: Việc đóng gói và bảo quản sẽ trở nên tiết kiệm hơn nhờ sự hỗ trợ của nguồn máy móc thiết bị công nghệ cao.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Nguồn sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được kiểm định thật kỹ lưỡng trước khi được đưa đến tay người tiêu dùng.
Tham khảo: Dây chuyền sản xuất là gì? Phân loại dây chuyền sản xuất công nghiệp
Hệ thống dây chuyền sản xuất nước ép trái cây gồm những thiết bị nào?
- Hệ thống máy rửa trái cây
- Hệ thống máy chần trái cây
- Hệ thống máy nghiền trái cây
- Máy ép trái cây trục vít
- Máy lọc tinh nước ép trái cây
- Máy đồng hóa nước ép trái cây
- Máy bài khí nước trái cây
- Máy tiệt trùng UHT
- Dây chuyền chiết rót chai pet
- Máy chiết rót định lượng
Xem thêm: Máy chiết rót là gì? Phân biệt các loại máy chiết rót
Khám phá quy trình sản xuất nước ép trái cây
Lựa chọn và sơ chế nguyên
Chần hơi nước
Nhằm ngăn chặn quá trình sinh hóa và bảo tồn màu sắc ban đầu của nguyên liệu. Thiết bị sẽ cần thực hiện quá trình ngâm nước chần ở nhiệt độ từ 75 đến 100 °C, trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút. Sau đó, thực hiện quá trình làm lạnh nhanh.
Nghiền, xé
Mục tiêu của công đoạn này là tăng cường hiệu suất quá trình ép. Mức độ nghiền và xé cần được điều chỉnh phù hợp. Do hỗn hợp nghiền chứa các yếu tố có tính acid và giàu vitamin. Vì vậy, thiết bị nghiền được sản xuất bằng inox để đảm bảo không ảnh hưởng đến cảm quan. Cũng như, giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu.
Ép và lọc
Hiệu suất của sản phẩm tại quá trình ép sẽ phụ thuộc phần lớn vào quy trình nghiền trước đó. Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến những thông số hoạt động của thiết bị.
Tiếp theo đó sẽ là quá trình lọc với 2 hình thức chính là lọc tinh (các loại nước ép dạng trong) và lọc thô (các loại nước ép hoa quả đục). Phụ thuộc vào từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ áp dụng với các hình thức khác nhau.
Đồng hóa và bài khí
Với mục tiêu đạt được độ đặc, mịn, không phân lớp và không vón cục, hỗn hợp nước quả sau khi được thêm Sirup, đường sẽ được đưa vào máy đồng hóa áp suất cao.
Bước kiểm soát khí nhằm hoàn thiện, bảo quản và chuẩn bị cho giai đoạn tiến hành tiệt trùng. Bình kiểm soát khí thường được thiết kế với vỏ thép không gỉ, hình trụ và đáy hình nón. Trong bình này, áp suất không khí được duy trì ở mức rất cao (700-730 mmHg).
Tiệt trùng UHT
Phương pháp tiệt trùng siêu nhanh UHT được thực hiện bằng cách:
- Cho hỗn hợp nước quả chảy thành màng mỏng ở nhiệt độ cố định (2-30 giây)
- Sau đó ngay lập tức làm nguội.
- Công nghệ UHT trong quá trình bảo quản giúp tiết kiệm năng lượng. Bởi chúng không cần bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Chiết rót và đóng nắp
Hỗn hợp nước quả ép từ bể chứa được đưa vào dây chuyền chiết rót tự động. Thiết bị sẽ được cài đặt với thông số tương ứng với dung tích từng loại chai. Sau đó, theo hệ thống băng tải và chuyển đến máy niêm phong tự động.
Kết thúc khâu chiết rót và đóng nắp, sản phẩm sẽ trải qua quá trình xử lý nhiệt. Chúng được thực hiện bằng nước nóng để tiệt trùng bề ngoài. Sau đó, làm nguội để làm khô vỏ chai.
Dán nhãn, đóng thùng và bảo quản
Bao bì, thông tin sản phẩm sẽ được thiết bị in ấn tự động thực hiện. Sản phẩm cuối cùng sẽ được đóng vào thùng carton và lưu trữ trong kho.
Tham khảo: Tìm hiểu về lợi ích khi sử dụng dây chuyền chiết rót trong sản xuất
Tại sao dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây quan trọng đối với doanh nghiệp?
Nâng cao năng suất và hiệu quả
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Dây chuyền hiện đại giúp tăng cường khả năng sản xuất hàng loạt một cách hiệu quả, từ việc chuẩn bị đến giai đoạn hoàn thiện.
- Sử dụng tự động hóa: Các thiết bị tự động và trí tuệ nhân tạo giúp giảm thời gian, tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất.
- Quản lý dễ dàng: Dây chuyền có hệ thống theo dõi và quản lý thông tin, giúp tối ưu hóa lịch trình, tài nguyên và vận hành.
Nâng cao Chất Lượng Sản Phẩm
- Đảm bảo đồng nhất: Dây chuyền giúp kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm cuối cùng có chất lượng ổn định.
- Kiểm tra tự động: Các thiết bị kiểm tra tự động giúp phát hiện lỗi và không thường xuyên, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Sử dụng nguyên liệu tốt: Dây chuyền giúp kiểm soát nguyên liệu và gia công một cách chính xác để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Giảm Chi Phí Nhân Công
- Tối ưu hóa lao động: Sử dụng dây chuyền sản xuất giúp giảm sự phụ thuộc vào lao động và giảm thiểu lãng phí.
- Tiết kiệm thời gian: Quy trình tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian làm việc và tăng hiệu quả sử dụng lao động.
Tăng Khả Năng Cạnh Tranh
- Cải thiện sản phẩm: Chất lượng sản phẩm tốt hơn giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng.
- Thời gian sản xuất ngắn hơn: Dây chuyền giúp rút ngắn thời gian sản xuất, đáp ứng nhanh các yêu cầu thị trường.
Tiết Kiệm Chi Phí Sản Xuất
- Giảm lãng phí: Quy trình tự động và kiểm soát chất lượng giúp giảm lãng phí nguyên liệu và tài nguyên.
- Tối ưu hóa vận hành: Dây chuyền giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí hoạt động.
- Nhận thức về giá trị: Sử dụng dây chuyền sản xuất giúp nhận ra giá trị thực sự và đưa ra các quy
Thông qua quy trình hoạt động của dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây được bật mí thông qua những chia sẻ trên. Ta có thể nhận thấy sự tương hợp giữa công nghệ và quá trình sản xuất mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. Từ việc tối ưu hóa năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Cho đến việc giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trong. Dây chuyền này đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp. Nổi bật là ngành sản xuất nước ép trái cây. Vậy nên nếu bạn đang quan tâm đến bất kỳ thiết bị dây chuyền nào có thể liên hệ ngay đến hotline 0919476666 của Đức Phát để được tư vấn và hỗ trợ.