Những ngày gần đây, người dân Hà Nội thường xuyên được chiêm ngưỡng một màn sương mờ ảo thơ mộng bao quanh các tòa nhà cao tầng của thành phố. Tuy nhiên mấy ai biết được rằng, đó chính là lớp không khí bị ô nhiễm nặng nề với các hạt bụi siêu mịn có thể xuyên qua cả lớp khẩu trang y tế để tấn công cơ thể con người. Làm thế nào để đối phó với bụi siêu mịn? Liệu có loại khẩu trang chống bụi nào hoạt động hiệu quả trong điều kiện này không? Đây có lẽ là câu hỏi “nóng” nhất trong những ngày qua.
Tham khảo bài viết:
- Một số loại máy đóng gói dịch thể bạn cần biết
- Tại sao máy đóng gói nằm ngang được ưa chuộng?
- Thông tin về máy đóng gói bát đĩa
- Quy trình đóng gói khẩu trang y tế đạt chuẩn
1. Bụi mịn – kẻ thù của con người
1.1. Bụi mịn là gì?
Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM.
Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết đến nhiều nhất là:
- PM10 – Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét).
- PM2.5 – Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.
Vào những năm gần đây, nước ta đã có sự xuất hiện của bụi siêu mịn PM1.0 (dưới 1µm) và bụi nano PM0.1 (dưới 0.1 µm), nhất là vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.
Bụi mịn tạo thành một lớp không khí ô nhiễm dày đặc bao quanh thành phố. Nhiều người lầm tưởng lớp không khí ô nhiễm đó là làn sương mờ ảo
1.2. Bụi mịn đến từ đâu?
Các hạt bụi mịn PM2.5 và PM10 có thể sinh ra từ tự nhiên như cháy rừng, bụi sa mạc, khói núi lửa, các cơn bão cát, lốc xoáy, hoặc từ chất thải sinh vật như phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng. Nhưng đa phần bụi được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc.
1.3. Tác hại của bụi mịn
Bụi mịn là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí mức độ nặng.
Ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Các con số thống kê được Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra cho thấy:
- Khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
- Khoảng 25% các trường hợp tử vong do đột quỵ não, các bệnh lý về tim mạch có liên quan đến ô nhiễm không khí.
- Khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Bụi mịn âm thầm xâm nhập vào cơ thể con người, gây ra các hiện tượng nguy hiểm như nhiễm độc máu, suy nhược hệ thần kinh, viêm phổi,…
1.4. Tình trạng bụi mịn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bụi mịn được sinh ra chủ yếu từ khí thải giao thông, công trình xây dựng và nhà máy công nghiệp.
Chỉ số bụi mịn ở Hà Nội cao gấp 4-5 lần mức độ cho phép mà WHO đưa ra.
Theo các thông số cụ thể đã được kiểm chứng, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội chỉ đứng sau thủ đô New Delhi (Ấn Độ), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.
Công cuộc chống lại ô nhiễm không khí nói chung và bụi mịn nói riêng là một quá trình dài và nhiều khó khăn. Trước tình trạng ô nhiễm không khí mức độ cao, người dân cần biết cách tự bảo vệ bản thân. Vậy đối phó với ô nhiễm bụi mịn thế nào?
2. Các loại khẩu trang chống bụi siêu mịn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khẩu trang chống bụi. Do khẩu trang được sản xuất hàng loạt bằng máy đóng gói khẩu trang nên giá thành rẻ hơn. Sau đây là những mẫu khẩu trang chống bụi tốt nhất với giá thành phù hợp với mức thu nhập chung của người Việt Nam.
2.1. Khẩu trang 3M
Xuất xứ: Mỹ
Giá bán: 50.000 – 100.000 đồng.
Cấu tạo: vải than hoạt tính
Công dụng: khả năng lọc được bụi, khói, vi khuẩn khoảng 95%
Kiểu dáng: đảm bảo độ kín nhưng không quá thời trang
2.2. Xiaomi AirPOP
Xuất xứ: Trung Quốc
Giá bán: 69.000 đồng
Cấu tạo: 4 lớp, có van xoay để thoát khí và hơi nóng
Công dụng: ngăn được những loại bụi có kích thước siêu nhỏ như PM2.5, mắt kính bị mờ khi người dùng mang khẩu trang
2.3. Cambridge Mask Co
Xuất xứ: Anh
Giá bán: 390.000 đồng
Cấu tạo: mẫu khẩu trang sử dụng công nghệ lọc của Bộ Quốc Phòng Anh
Công dụng: loại bỏ gần 100% các hạt bụi siêu mịn, khí độc, vi khuẩn và virus gây hại cho sức khỏe con người
2.4. Airphin
Xuất xứ: Tây Ban Nha
Giá bán: 50.000 đồng
Cấu tạo: có lớp lọc UPF 50+
Công dụng: lọc hơn 95% các hạt bụi mịn với kích cỡ dưới 2.5 µm, bảo vệ da khỏi tia cực tím.
Kiểu dáng: nhiều màu sắc trẻ trung như xanh lá, hồng, vàng
2.5. Vogmask
Giá bán: 811.000 đồng, cao hơn so với các đối thủ
Công dụng: sản phẩm đạt tiêu chuẩn N99 (có thể lọc 99% những hạt bụi siêu mịn, phấn hoa, vi khuẩn…), có thể tái sử dụng được nhiều lần.
Kiểu dáng: thiết kế bắt mắt, màu sắc thời trang.
2.6. Pitta – khẩu trang chống bụi Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật
Giá bán: 66.000 đồng.
Cấu tạo: sản phẩm được làm từ chất liệu Polyurethane mềm mịn, có độ co giãn tốt. Công dụng: khẩu trang có thể lọc vi khuẩn đến 2.5 µm cũng như chống tia UV, ngăn ngừa bệnh về da và ung thư da.
Xuất xứ: Việt Nam
Giá bán: 32.000 đồng
Cấu tạo: sản phẩm có 4 lớp bao gồm lớp vải chính, một lớp lọc bụi cao cấp, một lớp than hoạt tính và lớp vải thấm mồ hôi.
Công dụng: NeoMask đạt tiêu chuẩn N95, lọc được mùi hôi, hóa chất, khói bụi 95%. Bên cạnh đó, người dùng có thể rửa hay giặt khẩu trang để sử dụng lại nhiều lần từ 1-3 tháng.
3. Mua khẩu trang chống bụi siêu mịn ở đâu?
Với các thương hiệu khẩu trang lớn và uy tín, bạn có thể mua trên website của hãng.
Nếu mua online, bạn có thể lựa chọn các trang thương mại điện tử cung cấp hàng hóa uy tín như Tiki, Lazada, Shopee, …
Nếu mua offline, bạn có thể mua ở các cửa hàng xách tay, nhập ngoại với điều kiện bạn check bill đầy đủ, chính xác.