Hiểu và tuân theo một cách chính xác quy cách đóng gói sản phẩm may mặc không chỉ có lợi cho quá trình vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa. Nó còn thể hiện thái độ chuyên nghiệp, sự cẩn thận trong từng công đoạn dù là nhỏ nhất. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay cách đóng gói sản phẩm may mặc đúng tiêu chuẩn trong bài viết dưới đây!
Tham khảo các bài viết:
- Cẩn thận với các tin tức thanh lý máy đóng gói cũ
- Những điều bạn cần biết trước khi mua máy đóng gói
- Ưu điểm vượt trội của máy đóng gói tương ớt
Hiện nay, hàng may mặc đang ngày càng trở nên phổ biến. Sự quen thuộc của sản phẩm này trong cuộc sống hàng ngày dường như đã khiến mọi người quên mất sự tồn tại của các quy chuẩn đóng gói. Song trên thực tế, quy cách đóng gói sản phẩm may mặc bao gồm một số quy định cụ thể.
Quy trình đóng gói hàng may mặc theo đúng tiêu chuẩn bao gồm các bước như gấp sản phẩm, đóng gói sản phẩm vào bao bì, đóng thùng sản phẩm để vận chuyển, xuất khẩu,… Công đoạn gấp và đóng gói hàng may mặc tưởng chừng đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên có một số tiêu chuẩn đóng gói hàng may mặc bạn bắt buộc phải tuân theo nếu muốn trở nên chuyên nghiệp trong mắt đối tác và mở rộng phạm vi, quy mô thị trường ra nước ngoài.
1. Quy cách gấp gói
Phương pháp đóng gói sản phẩm may mặc được mô tả ngắn gọn qua 3 bước sau:
a. Bước 1
Đặt mặt phải của sản phẩm lên mặt phẳng. Khóa các dây kéo như túi áo, dây kéo chính về đúng vị trí, vuốt cho sản phẩm ổn định.
b. Bước 2
Tay trái nắm vai áo, tay phải đặt lên lai áo bên thân trái. Xếp áo vào ⅓ hướng về thân phải. Gập tay áo vuông góc về mép ngoài rồi đặt vào trong vào vị trí cũ. Làm tương tự cho thân áo trái.
c. Bước 3
Đặt tay phải lên vị trí ⅓ áo từ cổ xuống và gấp áo làm 3 phần theo chiều kim đồng hồ. Đặt ⅓ thứ nhất (từ vị trí cổ áo) lên bề mặt của sản phẩm gấp.
2. Quy cách đóng thùng
Cách đóng thùng sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong quy cách đóng gói hàng may mặc. Bởi lẽ trong quá trình vận chuyển, thùng sẽ bảo vệ sản phẩm khỏi các rủi ro như rách, rơi, làm bẩn sản phẩm. Vì vậy, hãy đóng thùng sản phẩm theo cách dưới đây để tối thiểu hóa rủi ro:
- Cho sản phẩm vào túi nilon, yêu cầu mặt phải ở trên, mặt trái ở dưới.
- Xếp sản phẩm vào thùng, mỗi thùng có 5 sản phẩm. Yêu cầu đặt mặt phải của sản phẩm hướng lên trên, vuốt phẳng về mặt sản phẩm.
- Sau khi xếp sản phẩm vào thùng, dùng băng keo trong suốt khổ lớn (8cm) dán miệng thùng.
- Trên mặt phải của thùng cần có đầy đủ các thông tin sau để tránh thất lạc hàng trong quá trình vận chuyển: Mã hàng, số lượng, màu sắc, size, tên công ty, địa chỉ
3. Tiêu chuẩn thùng carton trong đóng gói ngành may mặc
a. Thùng carton đựng hàng may mặc phải có kích thước lớn
Sản phẩm may mặc thường được đóng gói và xuất khẩu với số lượng lớn. Khi ấy thùng phải có kích thước lớn mới đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra khi đóng gói bằng thùng carton lớn sẽ thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hàng loạt, tránh xảy ra sai sót.
b. Thùng carton phải có độ bền và độ cứng cao
Đối với ngành may mặc các sản phẩm đều được vận chuyển đi xa từ 15 – 20 ngày hoặc có thể hơn. Vì thế một yêu cầu quan trọng nhất là thùng phải đảm bảo được độ bền, độ cứng để bảo vệ hàng hóa trong thời gian dài. Bên cạnh đó, khi vận chuyển với số lượng lớn yêu cầu các thùng hàng phải xếp chồng lên nhau nên thùng carton phải chịu được trọng lượng lớn cũng như có độ đàn hồi tốt.
c. Thùng carton phải đảm bảo chống ẩm, chống hút
Đa số doanh nghiệp Việt Nam chọn hình thức vận chuyển bằng đường biển. Cách vận chuyển này khiến sản phẩm rất dễ phải tiếp xúc với hơi nước và muối biển. Để đảm bảo hàng hóa không bị hư thì yêu cầu thùng carton phải có độ chống ẩm chống hút tốt.
d. Thùng carton phải đảm bảo chất lượng
Để chen chân vào được thị trường nước ngoài thì không chỉ yêu cầu các sản phẩm may mặc phải đảm bảo chất lượng mà còn yêu cầu quy cách đóng gói cũng như thùng carton phải có những tiêu chuẩn nhất định. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất quan tâm tới chất lượng thùng carton.