Rượu nếp là đồ uống có cồn đã quá nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong các bữa tiệc, bữa cơm hàng ngày, nó còn cực tốt cho chị em phụ nữ. Hãy làm quen với các cách làm rượu nếp ngon sau đây cùng máy đóng gói Đức Phát cung cấp nhé
Tham khảo:
- 4 cách làm khô bò tại nhà ngon chuẩn vị – bí quyết ăn ngon mỗi ngày
- Cách làm trà mãng cầu tại nhà giải nhiệt cho mùa hè
- Trà mãng cầu xiêm có tốt không? Lợi ích khi sử dụng đúng
1. Cách làm rượu nếp thơm ngon
1.1 Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo nếp: 500g
- Đường cát: 300g
- Men rượu: 5 viên
Lưu ý trong quá trình chọn nguyên liệu
– Nguyên liệu chính của rượu nếp chính là gạo nếp. Vì thế bạn chọn gạo phải thật chuẩn nhé!
– Khi nấu rượu nếp người ta thường dùng nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm. Rất ít người dùng nếp nương hay nếp trắng. Gạo nên là gạo nguyên cám khi nấu rượu sẽ ngon hơn. Gạo nếp nên được thu hoạch trước khi nấu ít nhất 3 tháng thì mới ngon được.
– Hạt gạo mẩy đều và không sâu lép là được.
1.2 Chi tiết các bước nấu rượu nếp
Bước 1
- Đem men rượu giã nát ra rồi lọ đi bã trấu cùng các tạp chất. Lấy phần men sạch trộn với 1 thìa đường.
- Gạo nếp bạn vo như đồ xôi rồi đem ngâm tối thiểu 3 tiếng cho gạo nở. Sau đó mang gạo đi đồ xôi nhưng chú ý cần đồ nhão hơn xôi thông thường.
- Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm dưới mâm rồi đổ xôi đã đồ ra và dàn thật đều. Đợi xôi nguội hẳn rồi mới rắc men lên, trộn thật đều và vo tròn lại. Chú ý khi xôi còn nóng thì không rắc men. Như vậy men sẽ chết.
Bước 2
- Mang hỗn hợp gạo đã trộn men để trong vò đất hoặc lọ thủy tinh nén chặt xuống rồi bọc kín miệng lại. Đem hũ để ở nơi thoáng mát 3 ngày cho gạo lên men.
- Sau 3 ngày thì cho nửa lít nước với 3 lạng đường vào nấu cùng rồi để nguội. Đổ hỗn hợp nước đường vào hũ đựng gạo nếp đã lên men. Cuối cùng đem ủ thêm 1 ngày là nấu được. Muốn rượu nồng hơn thì bạn ủ lâu hơn.
Bước 3
- 1 ngày sau thì đem lọ lấy phần rượu. Phần xác gạo thì vắt kiệt lấy hết nước. Rượu thu được bạn cho trong chai và để tủ lạnh.
Rượu nếp có chút tê nhẹ cùng vị ngọt nồng đặc trưng. Chính vì thế 1 ly rượu nếp sẽ giúp giải tỏa cơn khát thần sầu. Phần cơm rượu bạn trộn đường ăn cũng ngon lắm đấy!
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng cũng tương tự. Chỉ khác là nguyên liệu chính: là nếp cái hoa vàng. Cách làm rượu nếp lức thì nguyên liệu chính là gạo lức.
2. Cách làm rượu nếp cẩm ngon
Nếp cẩm là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe đồng thời hương vị của nó cũng rất dễ ăn và có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau nữa. Cách làm rượu nếp cẩm sữa chua cực dễ. Ngoài ra, nếp cẩm còn được sử dụng để ngâm rượu với công thức vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Vậy cách ngâm rượu nếp cẩm được thực hiện cụ thể như thế nào?
2.1 Lựa chọn nguyên liệu ngâm rượu nếp cẩm
Để ngâm rượu nếp cẩm với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần thiết sau đây:
- Men ngâm rượu: cần chuẩn bị khoảng 200g
- Rượu trắng ngon 40 độ: khoảng 2 lít (nếu có điều kiện, các bạn nên tự nấu hoặc nếu không, hãy chọn những địa chỉ bán rượu uy tín và chất lượng đảm bảo).
- Gạo nếp cẩm: khoảng 4kg
- Bình, chum ngâm rượu: các bạn có thể sử dụng các loại bình bằng thủy tinh nhưng tốt nhất vẫn nên dùng các loại bình sành sứ Bát Tràng để đảm bảo chất lượng rượu ngâm được thơm ngon.
2.2 Cách làm rượu cái nếp cẩm
Bước 1
- Với gạo nếp cẩm, các bạn đem ngâm qua 1 đêm (ngâm khoảng 8 – 10 tiếng).
- Sáng hôm sau, các bạn đổ nếp cẩm ra đồng thời vo sạch và nhặt hết các hạt sạn, hạt thóc có lẫn trong nếp cẩm.
Bước 2
- Tiếp đó, các bạn cho nếp cẩm vào nấu trong nồi cơm điện. Trong trường hợp nếu cần ngâm nhiều nếp cẩm, các bạn nên chọn loại nồi có dung tích lớn, phù hợp hơn. Sau đó, bạn cho nước vào nồi với lượng vừa đủ sấp mặt nếp cẩm rồi tiến hành nấu như nấu cơm bình thường.
- Khi nếp cẩm chín, các bạn sẽ đổ ra mâm và dàn thật mỏng để nếp cẩm nhanh nguội.
Bước 3
- Trong khi chờ nếp cẩm nguội, các bạn sẽ lấy men ngâm rượu ra và cạo sạch lớp trấu bên trên rồi đem giã thật nhuyễn.
- Với men sau khi đã giã nhuyễn, các bạn đem rải đều lên trên bề mặt nếp cẩm đã nguội.
Bước 4
- Bước tiếp theo, các bạn cho cơm rượu đã được trộn với nhau vào bình thủy tinh hoặc bình sành sứ với dung tích tương đương lượng nếp cẩm bạn cần ngâm. Cùng với đó khi ngâm, các bạn sẽ ngâm theo nguyên tắc cứ một lớp cơm nếp cẩm sẽ rải đều một lớp men mỏng để đảm bảo chất lượng rượu nếp cẩm sau khi ngâm được ngon và thấm đều hơn.
Bước 5
- Sau khi đã hoàn thành các bước ngâm rượu nếp cẩm, các bạn đậy kín nắp bình và đem đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Ngâm rượu nếp cẩm khoảng được 3 – 5 ngày, các bạn sẽ mở bình ra, đổ rượu vào và tiếp tục ngâm thêm một thời gian nữa.
Với những bước thực hiện cách làm nếp cẩm ngâm rượu đơn giản như trên đây, các bạn đã có thể hoàn thành xong quy trình ngâm rượu nếp cẩm thơm ngon và an toàn tại nhà. Sau thời gian ngâm khoảng 25 – 30 ngày, các bạn có thể đem rượu nếp cẩm ra sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn rượu nếp cẩm thơm ngon và đậm vị hơn, các bạn nên tăng thời gian ngâm lên khoảng 1 – 2 tháng.
3. Cách làm cơm rượu nếp cẩm
3.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm cơm rượu nếp cẩm
- Men rượu: 4 bánh (nên chọn những quả mới làm, có mùi thơm đặc trưng và không có hiện tượng ẩm mốc).
- Nếp cẩm: 4kg (lưu ý nên chọn loại gạo mới, có màu tím thẫm đặc trưng không giống với những loại nếp cẩm bị nhuộm phẩm màu).
- Lá sen hoặc lá chuối để tạo nên mùi thơm dễ chịu, quyến rũ cho món rượu nếp cẩm khi thưởng thức.
3.2 Làm cơm rượu nếp cẩm với những bước đơn giản
Nồi cơm điện là thiết bị mà các bạn có thể sử dụng để làm cơm rượu nếp cẩm tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, các bạn sẽ tiến hành các bước làm rượu nếp cẩm theo hướng dẫn cụ thể sau đây:
- Trước khi làm cơm rượu nếp cẩm, các bạn cần ngâm nếp cẩm qua đêm với thời gian ngâm khoảng 8 – 10 tiếng.
- Sáng hôm sau, các bạn sẽ đổ gạo ra và vo thật sạch, nhặt thật kỹ các loại hạt thóc, sạn còn lẫn trong gạo.
- Tiếp theo, các bạn sẽ cho gạo trực tiếp vào nồi cơm điện và đổ nước sấp mặt với gạo rồi cắm điện nấu như cơm bình thường.
- Đợi cho cơm chín, các bạn sẽ dải cơm thật mỏng để cơm nhanh nguội
- Với men ngâm rượu, các bạn cần bóc hết lớp vỏ trấu bọc bên ngoài và đem đi giã thật nhuyễn.
- Đợi cơm nếp cẩm nguội, các bạn sẽ tiến hành rắc số men rượu đã được giã nhuyễn lên bề mặt cơm, sau đó đảo thật đều tay.
- Sau đó, các bạn sử dụng lá sen hoặc lá chuối để bọc cơm nếp cẩm. Với hai loại lá này, các bạn cần gói kín để giữ lại hương vị thơm ngon của nếp cẩm cũng như tránh bay hơi hiệu quả.
- Công đoạn cuối cùng đó là các bạn sẽ lấy 1 chiếc bát hoặc một chiếc đĩa nhỏ, đặt xuống đáy nồi rồi đặt gói xôi nếp cẩm vừa gói lên phía trên. Sau khi ủ khoảng 2 ngày, các bạn có thể đem cơm nếp cẩm này ra sử dụng và cảm nhận hương vị tuyệt vời của nó.
4. Cách làm cơm rượu nếp than
Cách làm rượu nếp than cho bà đẻ tốt nhất. Nếu có thời gian, hãy tự mày mò cách làm rượu nếp than để uống, rất có lợi cho bà đẻ sau sinh đó.
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 kg nếp than
- 4 viên men nước
- 2 viên men ngọt
- Lá chuối
- Hũ thủy tinh/ hũ sành
4.2 Hướng dẫn cách làm rượu nếp than ngon từng bước chi tiết
Bước 1: Ngâm nếp than, làm sạch tạp chất
- Nếp than bạn đem nhặt hết hạt sâu mọt, sau đó, nấu chín. Chị em lưu ý chúng ta không nên ngâm nếp than quá lâu, vì như vậy sẽ làm mất đi màu tím đặc trưng của nếp.
- Khi nếp đã được nấu chín, bạn xới cho tơi.
- Sau đó, bạn chuẩn bị một cái mâm, lót lá chuối sạch lên, rồi dàn nếp lên lá chuối cho nhanh khô.
- Trong lúc chờ nếp khô, chúng ta lấy men ngọt giã nhỏ cho nhuyễn.
- Đợi đến khi nếp còn hơi ấm ấm thì rắc men lên 2 mặt của nếp than.
Bước 2: Cách ngâm cơm rượu nếp than đúng chuẩn
- Sau khi trộn men xong, bạn đem phần cơm này vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp, rồi đem để ở nơi khô thoáng, kín gió.
Lưu ý: Khi cho cơm vào hũ, bạn không nên cho quá đầy. Cách làm cơm rượu nếp than đúng chuẩn chỉ cần cho nếp vào khoảng 2/3 hũ là được. Ngoài ra, nếu ủ cơm rượu bằng hũ thủy tinh, bạn nên lấy miếng vải sạch để phủ kín hũ. Cách này sẽ giúp men phát huy tốt hơn trong điều kiện tối.
- Cách làm cơm rượu nếp than thường được ủ trong khoảng 3 đến 4 ngày. Khi mở nắp, nhận thấy có mùi thơm đặc trưng và cơm rượu tươm nước là dùng được.
Bước 3: Ủ lấy rượu nếp than
- Ngoài ra, nếu bạn muốn làm rượu nếp than, bạn có thể dùng rượu trắng để đổ thêm vào hũ cơm rượu. Cứ 1 kg nếp than sẽ dùng khoảng 3 lít rượu.
- Sau đó, bạn ngâm thêm 100 ngày, lọc bỏ phần cái, rồi lấy rượu uống.
- Rượu nếp than ủ càng lâu sẽ càng ngon, rất dễ uống
Xem thêm: Những Ngày Lễ Tình Yêu Trong Năm Và Ý Nghĩa Của Những Ngày Valentine
5. Bí quyết để nấu thành công những mẻ rượu ngon
Có 1 số quy định bất thành văn nếu bạn muốn có được 1 mẻ rượu ngon, đúng chuẩn.
- Gạo nếp đem nấu rượu phải mẩy đều, chất lượng tốt. Gạo không bị sâu mối hay có dư lượng chất hóa học.
- Nước đem nấu rượu cũng cần là nước sạch. Nếu không có nước giếng khoan thì dùng nước mưa rồi đem lọc. Như vậy rượu sẽ có độ ngọt tự nhiên.
- Men nấu rượu là men thuốc Bắc. TRong đó có rất nhiều nguyên liệu như quế chi, hoa hồi, cam thảo, thảo quả, đinh hương, đậu khấu, địa liền,… Đặc điểm của loại men này là không có hóa chất như các loại men khác. Đặc điểm này cũng chính là điều đặc biệt của cách nấu rượu truyền thống. Vừa an toàn vừa tăng cường thể lực hiệu quả.
- Nồi chưng rượu nên là nồi không thôi ra độc tố. Hiện nay người ta dùng nồi inox 304 thay vì nồi đồng hay nhôm.
- Muốn rượu ngon thì để rượu trong chum sành rồi đem chôn dưới đất. 100 ngày sau đào lên dùng để cảm nhận hương vị đất trời hòa trong rượu.
Bạn thấy không, “bí quyết” gia truyền cũng từ những điều cơ bản trên mà ra. Nhất là khi nấu trong các nhà xưởng sản xuất rượu. Bạn chẳng cần lo lắng nồi chưng cất gì nữa cả.