Giới thiệu về màng co của máy co màng

Ngày nay khi xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống đi lên đồng nghĩa với nhu cầu đảm bảo sức khỏe và đảm bảo tính thẩm mỹ cũng cao hơn. Ngành đóng gói bao bì không những góp phần bảo quản mà còn tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, hàng hóa

Theo thống kê của Liên hợp quốc thì việc ăn uống ở những nước phát triển chiếm 20 – 25% thu nhập gia đình. Còn ở những nước đang phát triển chiếm 65 – 70% tính theo mức ăn còn thiếu. Ở nước chúng ta những năm gần đây, tỷ lệ này rơi vào khoảng 70%.

Những con số này cho thấy nhu cầu cho ngành thực phẩm và đồ uống đang ngày càng tăng cao. Các ngành có liên quan cũng vì vậy mà được quan tâm hơn rất nhiều. Cụ thể, màng co dùng cho máy đóng gói co màng đang nhận được rất nhiều sự chú ý gần đây. Cùng Đức Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Tham khảo

1. Màng co là gì? 

Đây là một vật liệu được tạo thành từ màng nhựa polymer. Khi sử dụng nhiệt, nó co lại và bao chặt quanh bất kỳ sản phẩm nào mà nó che.

Giới thiệu về màng co của máy co màng
Giới thiệu về màng co của máy co màng

2. Các loại màng bao bì thường được sử dụng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại màng với đủ mọi kích thước, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên có thể chia làm 6 loại chính sau:

2.1. Màng co nhiệt POF

Là loại màng được làm từ các hạt nhựa POF (Polyolefin) nhẹ, dẻo, mỏng, co dãn tốt, chống thấm tốt, chịu nhiệt tốt. Điểm cộng lớn là giá cả hợp lý, an toàn với thực phẩm.

2.2. Màng co PVC

Có 2 loại màng PVC:

a. Màng PVC cứng

+ PVC cứng là PVC có thành phần chủ yếu là màng PVC. Chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất phụ gia…(không có chất hóa dẻo). Hỗn hợp của chúng được trộn trong máy trộn, sau đó được làm nhuyễn trong máy đùn, máy cán, ở nhiệt độ 160 – 180oC.
+ PVC cứng được dùng làm ống dẫn nước, xăng dầu và khí ở nhiệt độ không quá 60o. Các thiết bị thông gió, dùng bọc các kim loại làm việc trong môi trường ăn mòn.

b. Màng PVC mềm

+ Màng PVC mềm là màng PVC được trộn thêm chất hóa dẻo. Người ta sử dụng màng PVC mềm để sản xuất ra hàng loạt sản phẩm có tính chất mềm mại, có độ dẻo khi hạ nhiệt độ. Nó phù hợp trong gia công các sản phẩm như màng mỏng, lớp phủ, bột nhão, nhựa xốp, vải giả da…
– Ngày này, màng PVC đã không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Bởi tính ứng dụng của nó rất cao và linh hoạt, đa dạng. Hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều mong muốn sử dụng bao bì này như một người bạn thân thiết. Thay thế vật liệu bao gói hàng hóa đơn điệu từ trước tới nay mà tính thẩm mỹ của màng mang lại vô cùng cao, hiệu quả, khẳng định đẳng cấp của sản phẩm có thêm 1 vị thế mới.
Vật liệu này được sử dụng để sản xuất tem nhãn cho các sản phẩm được đóng gói trong chai, lọ cứng như nước uống đóng chai, nước giải khát, hóa mỹ phẩm…

c. Ưu điểm

– Có độ co dãn cao, dễ bao gói, đồng thời có thể thay đổi mẫu mã bao bì một cách dễ dàng hơn so với in trực tiếp lên chai
– Màng co nhãn thân là dạng bao bì mềm phục vụ cho ngành đồ uống , thực phẩm , mỹ phẩm … Dùng bao quanh các hộp , chai , lọ sản phẩm với các hình thù bất kỳ mà các dạng tem nhãn truyền thống không đáp ứng được .
– Nhãn màng co trên sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm đẹp hơn, sử dụng lâu, bền hơn vì đặc tính tránh nước nhờ sự bảo vệ của màng co nhựa. Tiết kiệm được tấm niêm phong trên nắp hộp vì màng trực tiếp có thêm răng đường xé để niêm phong sản phẩm tinh tế hơn.

d. Nhược điểm

Màng PVC được làm từ nguyên liệu nhựa Polivinyclorua. Chất liệu này dày, giòn, cứng, chống thấm kém, không an toàn với thực phẩm. Tuy nhiên vì dễ tìm và giá thành rẻ nên nó được sử dụng khá phổ biến.

2.3. Màng co PP

Là loại bao bì làm từ các hạt Polypropylen (PP) bóng, chịu nhiệt và chống thấm tốt. Tuy nhiên khá dễ rách khi có một vết xước bề mặt..

2.4. Màng co PET

Được làm từ các hạt nhựa PET (Polyethylene terephthalate) độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt cao, an toàn với thực phẩm. Ngoài ra chát liệu còn có khả năng chống thấm cao.

2.5. Màng co PC

Chế tạo từ nguyên liệu nhựa PC (Polycarbonat), bền, chống thấm khí tốt, khả năng chịu nhiệt cao. Chất liệu này an toàn với thực phẩm, nhưng giá cao nên ít được sử dụng.

2.6. Màng co PE

Được làm từ các hạt nhựa PE (Polyethylene) mềm, co dãn tốt, mỏng, chống thấm tốt. Tuy nhiên chất liệu này chống thấm khí kém và bị căng phồng khi tiếp xúc với tinh dầu.

3. Máy đóng gói màng co

Đây là thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất sản phẩm. Máy cắt màng co được thiết kế dạng nằm. Loại máy đóng gói rút màng co này giúp các doanh nghiệp cho ra thành phẩm với tốc độ nhanh hơn. Nhờ đó, sản phẩm ra đời có tính thẩm mỹ cao hơn, chắc chắn hơn, bền hơn.

Các thao tác chính của máy bao gồm: đưa sản phẩm vào một túi màng PE, PVC, POF, sau đó sản phẩm được đưa qua một khoang hút gia nhiệt của máy co màng. Tại đây, màng bọc được co vào và bó chặt vào sản phẩm. Màng bao gói giúp bọc kín và bảo quản sản phẩm.

Máy cắt co màng Đức Phát
Máy cắt co màng Đức Phát

4. Các loại máy đóng gói màng co phổ biến

4.1. Màng POF đóng gói bằng máy cắt chữ L

a. Giới thiệu

Máy đóng gói màng co POF là loại máy chuyên dùng để hỗ trợ việc co màng POF vào hàng hóa bằng phương pháp co nhiệt. Đó là dùng nhiệt độ cao để làm màng POF co lại bám dính vào hàng hóa. Khác với màng PE có thể bám dính khi kéo dãn, màng POF chỉ bám dính dưới tác dụng của nhiệt. Cho nên muốn sử dụng màng POF thì dùng thiết bị bao gói là điều rất cần thiết.

b. Các công đoạn chính

Đặt khối sản phẩm lên băng tải, băng tải sẽ chuyển khối sản phẩm này vào tấm màng đã được mở sẵn tại khung L. Tiếp theo là hàn, cắt hoàn tất công đoạn đóng gói, sau đó sẽ chuyển sang buồng co màng.

c. Phân loại

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đóng gói màng co nhiệt với kiểu dáng, công dụng khác nhau. Tuy nhiên có thể chia làm 2 loại cơ bản sau:

  • Máy đóng gói màng POF thủ công và bán thủ công cần công nhân thao tác với máy. Những loại này giá rẻ hơn nhưng độ chính xác thấp hơn, tốn nhiều thời gian đóng gói hơn. Nó phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, ít vốn và không sản xuất thường xuyên.
  • Máy đóng gói màng POF tự động: thiết bị hoạt động hoàn toàn tự động, không cần công nhân thao tác. Thiết bị có tỷ lệ chính xác cao, các gói hàng đều nhau, tiết kiệm thời gian cũng như nguyên vật liệu. Thường có nhiều chức năng thêm như hút chân không, bao gói… Tuy nhiên giá thành lại khá cao. Vì vậy máy sẽ phù hợp với những doanh nghiệp chuyên sử dụng bằng màng POF, kinh phí đầu tư lớn.

4.2. Máy đóng gói màng PE

Máy co màng dẻo PE chuyên dùng để co các loại màng PE, sử dụng để co màng tem nhãn, chai nước tinh khiết, co lốc 4 chai, 6 chai, 12 chai, 24 chai, co hộp thuốc, hộp chè, sách vở và nhiều sản phẩm khác.

Máy co màng dẻo có hệ thống cắt và làm mát. Máy sử dụng con dấu lụa phẳng, cưa cắt bằng dao răng, niêm phong nhiệt độc đáo, cơ chế cắt mát. Máy đảm bảo độ kết dính bao gói, chất lượng cao và đẹp mắt. Máy được nhiều doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn tin dùng

4.3. Máy đóng gói màng co lốc

Máy co màng lốc dùng để co màng từng lốc 6 – 12 – 24 sản phẩm. Máy chuyên dùng để rút màng PVC chai nước ngọt, nước tinh khiết, lon bia, lon nước ngọt. Máy co màng lốc có hiệu suất cao, ổn định. Máy có thể dễ dàng đóng gói kết hợp các loại chai để tích hợp đa chức năng vào một máy.

Máy co màng tự động làm các thao tác chuyển chai và sắp xếp, bao gói màng, niêm phong và cắt giảm, co rút, làm mát và tạo hình,….Máy giúp giảm chi phí công nhân, tiết kiệm điện năng. Vì thế thiết bị trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các cơ sở sản xuất đồ uống.

Có 2 loại máy đóng gói co màng dạng lốc phổ biến: co lốc chai bán tự động và co lốc tự động tốc độ cao.

4.4. Máy đóng gói màng trong suốt

Là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đóng gói các loại sản phẩm như: bao thuốc lá, bộ bài tú lơ khơ, băng đĩa nhạc. Máy có chức năng vừa cắt dán màng, vừa đóng gói trên một máy tốc độ nhanh sản phẩm đều đẹp.

 

 

Call Now Button