Những quy định về bao đóng gói tiền trong ngân hàng

Ngân hàng nhà nước có rất nhiều quy định liên quan về bao đóng gói tiền, niêm phong và vận chuyển tiền. Các quy định này nhằm đảm bảo sự an toàn và chính xác trong quá trình làm việc. Nắm rõ các quy định này sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tham khảo các bài viết:

1. Luật Ngân hàng nhà nước, Nghị định số 40/2012/NĐ-CP, ban hành ngày 02/05/2012

Nghị định bao gồm các quy định liên quan đến tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá. Cụ thể có thể kể đến các hoạt động in, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, tiêu hủy.

Trong đó, về việc đóng gói tiền, có quy định cụ thể như sau:

“Một bó tiền có 1.000 tờ cùng mệnh giá, gồm 10 thếp, mỗi thếp 100 tờ; một bao tiền gồm 20 bó tiền cùng mệnh giá. Bao tiền có ký hiệu các sọc với các màu khác nhau để dễ nhận biết. Các bó, bao tiền có niêm phong với các yếu tố: loại tiền, số lượng, giá trị; họ tên, chữ ký người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói. Người có chữ ký trên niêm phong chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản.”

Những quy định về bao đóng gói tiền trong ngân hàng
Những quy định về bao đóng gói tiền trong ngân hàng

2. Quyết định số 443/QĐ-NHPT ngày 16/6/2008  của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, mục I điều 3

Căn cứ vào điều luật này, ta cần chú ý một vài điểm như sau:

a. Đóng gói tiền cotton

– Các loại tiền mệnh giá nhỏ từ 500đ (năm trăm đồng) trở xuống buộc 2 vòng ngang song song, cách đều và một vòng chạy giữa chiều dọc bó tiền (gọi là 2 ngang, 1 dọc).

– Các loại tiền có mệnh giá từ 1.000đ (một nghìn đồng) trở lên buộc 3 ngang, 1 dọc.

Trường hợp dùng băng giấy thay thế dây để đóng bó tiền thì cách đóng bó cũng như trên

b. Đóng gói tiền polymer

Đóng bó tiền:

– Sắp xếp đủ 10 (mười) thếp tiền để chuẩn bị đóng bó như đối với tiền cotton, dùng 2 miếng bìa cứng (dày khoảng 0,5mm (không phẩy năm milimét)), kích thước phù hợp với kích thước loại tiền để chặn giữ 2 mặt bó tiền.

– Ở mặt dán niêm phong: đặt tờ lót niêm phong lên trên bìa cứng, dán giấy niêm phong lên trên nút buộc bó tiền.

– Ở mặt trước bó tiền (mặt không dán niêm phong) đặt miếng bìa cứng có ô trống định vị khớp đúng với vị trí in mệnh giá tiền bằng số (để nhìn rõ mệnh giá).

– Đóng bó tiền bằng dây sợi xe buộc 3 ngang, 1 dọc như đối với tiền cotton (hay dùng băng giấy), nhưng lưu ý không ép bó tiền quá chặt.

c. Đóng gói tiền kim loại

– Đóng thỏi tiền kim loại: Dùng giấy quấn tròn, giấu kín hai đầu giấy vào mép dọc thỏi hoặc dùng túi nilon chuyên dùng để đóng thỏi tiền.

– Đóng túi tiền kim loại: Sắp xếp các thỏi tiền kim loại, thành hình khối, buộc thắt chặt miệng túi tiền và niêm phong

+ Túi vải đóng tiền kim loại: vải sợi bông loại tốt, dày (có thể dùng vải bạt mỏng, loại không phun sơn), chọn cách may giấu đi các đường chỉ ở đáy và thành túi. Túi có số sọc và màu sắc sọc của từng loại mệnh giá tiền giống bao tiền cotton. Loại tiền mệnh giá 1.000đ (một nghìn đồng), 2.000đ (hai nghìn đồng), 5.000đ (năm nghìn đồng) dùng túi kích thước 20cm x 30cm; khoảng cách từ đáy túi đến sọc đầu tiên khoảng 6cm (sáu centimét). Loại tiền mệnh giá 200đ (hai trăm đồng), 500đ (năm trăm đồng) dùng túi kích thước 18cm x 30cm; khoảng cách từ đáy túi đến sọc đầu tiên khoảng 4cm (bốn centimét).

+ Giấy niêm phong túi tiền kim loại cần viết 2 tờ như nhau (2 liên) để có 1 tờ đặt trong túi tiền trước khi niêm phong, trợ giúp xử lý các trường hợp rách hoặc mất niêm phong túi tiền.

+ Túi tiền kim loại nộp NHNN phải niêm phong kẹp chì, giấy niêm phong túi tiền bảo quản trong túi nilon (màu giấy hoặc màu chữ giấy niêm phong túi tiền kim loại giống giấy niêm phong tiền cotton cùng mệnh giá).

Call Now Button