Bột năng là gì? Bột năng có tác dụng gì?

Bột năng hay còn gọi là bột tinh bột mì, bột tinh củ mì, là loại bột đa dụng. Chỉ với một gói bột có thể tìm thấy ở bất kì siêu thị, tiệm bách hóa, cửa hàng đồ khô nào,… bạn đều có thể chế biến thành món ngon theo ý thích. Vậy đây là loại bột gì, có nguồn gốc từ đâu mà lại đa năng đến vậy? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về dạng bột này nhé.

Bài viết liên quan

Bột năng là gì? Bột năng có tác dụng gì?
Bột năng là gì? Bột năng có tác dụng gì?

1. Bột năng là gì?

Đây là loại bột có tên tiếng Anh là Tapioca flour. Tại Việt Nam, nó được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Miền Bắc gọi là bột sắn hay bột đao. Phương ngữ miền Trung gọi là bột lọc. Miền Nam thì gọi là bột năng.

Bột năng là gì?
Bột năng là gì?

2. Bột năng làm từ gì?

Nhiều người nghĩ rằng loại bột này được làm từ củ năng nhưng thực tế không phải vậy. Bột năng chính xác là được làm từ tinh bột mì. Sau các công đoạn xử lý củ mì, người ta thu về được loại bột trắng mịn. Bột này khá khô, mịn và tơi, hình dạng giống với các loại bột thông thường. Thành phần chủ yếu là tinh bột (95%), gần như không chứa protein và chất xơ nên người bị tiểu đường và béo phì nên hạn chế sử dụng.

3. Đặc điểm

Bột sống có màu trắng nhưng khi chín sẽ chuyển sang trong, có độ sánh, dẻo dai và kết dính tốt nên không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Bột này rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các món ăn. Trên thế giới, bột tinh bột mì thường được dùng làm phụ gia nấu các loại xốt. Tại Việt Nam, bột này là nguyên liệu nấu xốt, đồng thời được ứng dụng nhiều trong làm bánh và nấu chè. Một số loại bánh làm từ loại bột này phải kể đến là: bánh bột lọc, bánh da lợn, bánh canh, hạt trân châu….

4. Bột năng có tác dụng gì?

Bột làm từ củ mì như loại bột này thường còn có tên gọi khác là bột đa năng. Bởi lẽ nó có nhiều công dụng, nhất là trong chế biến thực phẩm. Máy đóng gói Đức Phát xin giới thiệu tới các bạn một vài loại đồ ăn thức uống thường được chế biến từ bột củ mì trong phần dưới đây.

Bột năng có tác dụng gì?
Bột năng có tác dụng gì?

4.1. Bột năng làm bánh

Đây là thành phần chính cho các loại bánh như: bánh phu thê, bánh đúc, bánh da lợn, bánh giò, bánh mỳ… Ngoài ra còn có thể làm bánh canh, mì sợi, hủ tiếu, miến,… Bời lẽ bột sẽ tạo độ dai, dẻo, tạo cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.

4.2. Bột năng nấu chè

Loại bột này là thành phần thực phẩm cho các món ăn theo phong cách Á-Âu. Ví dụ như các loại chè, súp, lagu, món xào,… Cho đến các loại sốt sệt kèm theo vì chúng có độ mịn, sánh và độ kết dính. Đặc trưng của bột làm cho món ăn sánh đặc lại tạo cảm giác ăn nhẹ nhưng vẫn thấy no lâu.

Có thể thay thế bột bắp vì giữa chúng đều có có độ kết dính, sánh đặc; nên sử dụng kết hợp bột bắp với loại bột khác để đạt hiệu quả hơn vì bột này có tính dẻo và dai nhiều hơn so với bột bắp. Tuy nhiên, việc này sẽ cần thiết khi bạn thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình chế biến.

4.3. Bột năng chiên

Sẽ trở thành nguyên liệu chính trong các khâu chế biến các món như: cá viên, chả cá, chả lụa, nem, xúc xích… để tạo độ dai, giòn khi thưởng thức.

4.4. Bột năng làm trân châu

Bột này có thể làm các loại hạt trân châu dẻo dai, các loại thạch có trong trà sữa, chè. Cụ thể, có thể nhắc đến thạch củ năng, thạch khoai môn, chè bột năng nước cốt dừa…

5. Ăn bột năng có hại không?

Trong bột tinh củ mì, tinh bột chiếm 95% . Vì vậy mà bột tinh củ mì được coi là một loại bột rất giàu năng lượng. Nếu ăn nhiều thì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến những người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu, bệnh đường huyết,…

Ngoài ra, bột tinh củ mì không có chứa nhiều protéine và chất xơ. Nên lượng glucides chiếm 94,3 g/100g có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh béo phì cần phải lưu ý điều chỉnh lượng bột tinh củ mì trước khi sử dụng.

Trong bột tinh củ mì lượng kali, phosphore, sắt rất ít. Bên cạnh đó, bột tinh củ mì hoàn toàn không có gluten. Chính vì vậy, loại bột này rất thích hợp với những ai dị ứng gluten

6. Sử dụng đúng cách bột năng

Tùy vào mục đích sử dụng hiệu quả của mỗi món ăn mà bột tinh củ mì có lượng sử dụng khác nhau.

Đối với làm bánh, chả, miến,… bạn nên đọc kỹ hướng dẫn cách làm món ăn mà bạn mong muốn để điều chỉnh lượng nước và lượng bột vừa đủ. Để trong quá trình nhào nặn luôn tạo sự cân bằng không quá cứng, cũng không quá nhão. Sau đó, tiếp tục làm các bước còn lại để tạo ra món ăn theo ý muốn.

Đối với làm súp, chè, nước sốt, lagu,… vì các món này đều ở dạng sệt nên trước khi sử dụng cần pha loãng một ít bột  tinh củ mì với nước trong bát nhỏ đến khi có độ sánh và hòa tan hết, sau đó đổ phần hỗn hợp vào món ăn đang nấu. Công đoạn này thường được làm ở khâu sắp kết thúc của món ăn.

Tuy nhiên, sử dụng bột tinh củ mì nhiều cho người già, người béo phì, người tiểu đường, trẻ em nhỏ tuổi… sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì chúng chứa lượng tinh bột cao và rất ít chất xơ.

7. Thay bột năng bằng bột sắn được không?

Nếu bạn mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường, mỡ máu,... thì có thể dùng bột sắn thay cho bột tinh củ mì.
Nếu bạn mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường, mỡ máu,… thì có thể dùng bột sắn thay cho bột tinh củ mì.

Bột sắn dây là tinh bột lấy từ củ sắn dây, tính mát, không độc nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bột sắn dây cũng có màu trắng nhưng kích thước lớn, không xay mịn, có thể pha với nước nguội uống hoặc khuấy chín. 

Bột sắn dây khi chín cũng có độ trong nhưng không dai bằng bột tinh bột mì. Bột sắn dây thường khá đắt, khoảng 200.000đ – 300.000đ/kg.

Nếu bạn mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường, mỡ máu,… thì có thể dùng bột sắn thay cho bột tinh củ mì. Dù giá thành đắt hơn nhưng xét về mặt lợi ích, sức khỏe của người sử dụng sẽ không bị ảnh hưởng.

8. Phân biệt bột năng với các loại bột khác

8.1. Bột mì

Nhìn chung bột tinh bột mì khá khô và độ mịn không tốt bằng bột mì. Đặc điểm dễ nhận biết nhất đó là khi hoà với nước thì hỗn hợp có độ sánh cao, còn bột mì thì giãn nở và rất xốp.

8.2. Bột bắp

Bôt bắp được làm từ tâm trắng của bắp nên sẽ trắng hơn bột mì, nhẹ hơn và khá tơi hơn. Về độ kết dính khi đụng nước thì bột bắp không kết dính tốt bằng bột năng nhé.

8.3. Bột nếp

Bột nếp được sản xuất trực tiếp từ nếp nên thừa hưởng đầy đủ những đặc tính từ nếp như dẻo và dai hơn rất nhiều nếu so với bột năng. Và thường được dùng để làm bánh dày, bánh khúc, bánh rán, bánh ít, bánh gai, bánh trôi.

8.4. Bột gạo

Đặc điểm nhận dạng giữa bôt năng và bột gạo rất dễ. Về màu sắc thì bột gạo sẽ có màu đục hơn, khá thô và khô hơn. Không mềm, mịn như bột năng đâu nhé.

Trên đây là một số thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc về bột năng, công dụng và cách sử dụng đúng cách. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cách sử dụng bột năng phù hợp để làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày.

 

Call Now Button