Các Loại Giấy Phép Kinh Doanh Trà Cần Thiết Đối Với Cơ Sở Sản Xuất

Với những cơ sở sản xuất trà, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định pháp luật. Những cơ sở sản xuất cần giấy phép kinh doanh trà như thế nào để hợp pháp hoạt động sản xuất? Bài viết này sẽ đưa ra những loại giấy phép cần có đối với cơ sở sản xuất trà.

Giay-phep-kinh-doanh-tra

Phân biệt cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh

Cơ sở sản xuất là đơn vị thực hiện toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm. Quá trình bao gồm nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển.

Cơ sở kinh doanh là đơn vị chỉ thực hiện việc phân phối sản phẩm và bán cho người trực tiếp sử dụng, tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở kinh doanh không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã hoặc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các loại giấy phép mà cơ sở sản xuất kinh doanh trà cần có

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trà cần có các loại giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm và bản tự công bố sản phẩm

1. Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (GCNDKDN) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã (GCNDKHTX) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh (GCNDKHKD)

Các cơ sở sản xuất cần phải có giấy tờ để chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận giúp xác định ngành nghề kinh doanh có phù hợp với thực tế sản xuất trà hay không. Vì vậy, đây là giấy phép kinh doanh trà đầu tiên cần có.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sản xuất trà

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nếu lựa chọn đăng ký doanh nghiệp, bạn cần chọn loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập và xin cấp GCNDKDN. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Sau khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể tham khảo từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2022.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp có thể thực hiện trực tiếp tại:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh (CQDKKD),
  • Qua dịch vụ bưu chính; hoặc
  • Qua mạng thông tin điện tử.

Tuy nhiên hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký thành lập qua mạng điện tử.

Đăng ký hợp tác xã

Trường hợp đăng ký hợp tác xã, bạn cũng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Người có thẩm quyền đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính. Ngoài ra, hồ sơ có thể được nộp trực tuyến qua mạng điện tử.

Đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp đăng ký hộ kinh doanh, bạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và nộp tại CQDKKD nơi có trụ sở.

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Đầu tiên, bạn phải biết điều kiện để được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Các điều kiện bao gồm:

  • Quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
  • Tường, trần, nền nhà và khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc.
  • Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ vệ sinh. Thiết bị, dụng cụ không thôi nhiễm chất độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  • Có ủng hoặc giày, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất
  • Đảm bảo không có côn trùng, động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho sản phẩm, nguyên liệu. Không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất, kho sản phẩm, nguyên liệu.
  • Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Không mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nếu đã đủ điều kiện, bạn chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận và nộp qua dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, cơ sở sẽ được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 05 ngày làm việc.

3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm và bản tự công bố sản phẩm

Bản tự công bố sản phẩm

Đầu tiên, cơ sở cần có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm dành cho sản phẩm. Phiếu phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày hộp hồ sơ.

Sau khi có phiếu kết quả kiểm nghiệm, cơ sở tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở. Đồng thời, cơ sở cần nộp 01 bản đến cơ quan có thẩm quyền.

Đối với bản tự công bố sản phẩm, cơ sở phải tự chịu trách nhiệm về độ an toàn của sản phẩm đó.

Trên đây là những giấy phép kinh doanh trà mà cơ sở sản xuất cần có. Đức Phát hy vọng bài viết này có ích với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu mở cơ sở sản xuất trà, hãy tham khảo máy đóng gói trà. Tham khảo các loại máy đóng gói khác tại đây. Chúc các bạn thành công!

Call Now Button