Nghệ Thuật Thưởng Trà Ngắm Hoa Của Người Việt Xưa Và Nay

Thưởng trà vốn là một nét văn hóa đã tồn tại lâu đời trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Thú vui thưởng trà ngắm hoa này đã có nguồn gốc từ đâu? Việc thưởng trà của người Việt thời xưa khác gì so với thời nay? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu những ý nghĩa của nghệ thuật thưởng trà ngắm hoa của người Việt nhé!

Nghệ thuật thưởng trà ngắm hoa

Thưởng trà nghĩa là gì?

Thưởng trà hay trà đạo là quá trình pha trà, uống trà và trò chuyện, đàm đạo về cuộc sống. Trà đạo từ lâu đã được coi là nghệ thuật bởi những giá trị mà nó đem lại cho đời sống tâm linh lẫn văn hóa của con người.

Trà đạo là gì

Xem thêm: Trà đen là gì? Trà đen giá bao nhiêu?

Nguồn gốc của trà đạo

Trà đạo thực ra đã xuất hiện từ rất sớm. Trong đó, nhiều tài liệu cho rằng trà đạo có nguồn gốc từ khoảng thế kỷ thứ 8, khi người Trung Hoa tìm ra những cách pha trà và đưa trà vào thi ca. Kể từ lúc đó, thưởng trà trở thành một thú vui tao nhã của người Trung Hoa.

Cũng có những tài liệu ghi lại nguồn gốc của trà đạo tới từ Thiền Tông Phật Giáo. Vào năm 815, một nhà sư người Nhật Bản là Eisai đã trở về quê hương sau khi sang Trung Quốc để tìm thầy học đạo. Khi quay về, Eisai đã mang theo hạt giống trà gieo ở các ngôi chùa. Sau đó, văn hóa uống trà đã trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Ngày nay, trà đạo trở thành một văn hóa quan trọng bậc nhất của Nhật Bản.

Nguồn gốc của trà đạo

Còn tại Việt Nam, theo truyền thuyết dân gian, nghệ thuật thưởng trà bắt đầu xuất hiện vào những năm Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc và du nhập nét văn hóa này.

Phong cách thưởng trà tại Việt Nam xưa và nay

Vào thời xưa, văn hóa thưởng trà tại Việt Nam chủ yếu chỉ xuất hiện ở các chùa chiền. Các vị sư cho rằng trà có thể giúp gột rửa những sân si của hồng trần, giúp con người tỉnh táo.

Sau đó, giới quý tộc bắt đầu ưa thích trà đạo và việc pha trà trở nên rất công phu. Riêng nước dùng để pha trà phải là những giọt sương mai trên lá sen vào lúc bình minh hoặc nước trên thượng nguồn của những con suối.

Sau một thời gian, trà bắt đầu được lưu hành trong tầng lớp trung lưu. Những nhà nho, nhà giáo là những người sử dụng trà nhiều nhất. Cuối cùng, trà len lỏi đến những tầng lớp thấp nhất của xã hội.

Vào thời phong kiến, mời trà thể hiện sự hiếu khách. Vì vậy, mọi gia đình đều dâng khách những ấm trà thơm nhất. Điều cấm kỵ khi mời trà thời đó là không được tiếp khách bằng những tách trà còn hoen ố, đọng nước trà cũ hay những ấm trà nguội.

Phong cách thưởng trà xưa và nay

Còn ngày nay, nghệ thuật thưởng trà đã trở nên đa dạng và bớt cầu kỳ hơn. Trà có thể được sử dụng từ những dịp trang trọng như cưới hỏi cho đến những buổi gặp gỡ hết sức dung dị của gia đình. Mặc dù vậy, những nguyên tắc cơ bản khi mời trà vẫn được giữ cho đến hiện tại. Những ấm trà tiếp khách phải sạch sẽ, không đọng nước trà cũ và không được dùng trà nguội.

Xem thêm: 15 tác dụng của lá trà xanh ít ai biết hết

Nghệ thuật trà đạo thực hiện như thế nào?

Nghệ thuật trà đạo có thể thực hiện theo các phần: nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ trạch, lục nhạc.

Nghệ thuật trà đạo thực hiện như nào

Nhất nước

Điều quan trọng đầu tiên khi thưởng trà là nước. Ngày nay, nước sạch có thể dễ dàng tìm ở nhiều nơi mà không cần phải là sương sớm hay nước đầu nguồn những con suối nữa. Bạn có thể dùng nước tinh khiết để pha trà.

Nhì trà

Điều quan trọng tiếp theo đương nhiên là trà. Tùy theo sở thích và hương vị mà bạn muốn, có rất nhiều loại trà để lựa chọn. Phổ biến nhất có thể kể đến là trà xanh, trà đen, trà ô long, trà phổ nhĩ, trà nhài, …  Mỗi loại trà lại đem đến những màu sắc, hương vị và dư âm khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu trước về các loại trà để chọn ra loại trà mà bạn muốn uống.

Tam pha

Đã có nước và trà ngon, điều quan trọng thứ ba mà người thưởng trà cần biết là pha trà. Ví dụ, các bước để pha trà xanh như sau:

Bước 1: Đun sôi nước ở nhiệt độ 90-96 độ C. Đổ nước nóng vào ấm và đậy nắp lại. Khi ấm trà đã nóng lên thì rót hết trà ra chuyên và các ly để làm nóng ấm chén.

Bước 2: Cho lượng trà đủ dùng vào ấm. Đổ nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt. Lượt nước đầu này không dùng để uống mà để các lá trà nở ra. Khi thực hiện bước 2 không nên dùng nước sôi mà chỉ nóng ở 70-80 độ C.

Bước 3: Đổ nước sôi vào ấm trà. Đậy nắp ấm và để yên từ 10 đến 40 giây để hãm trà.

Bước 4: Hết thời gian hãm trà, hãy rót hết trà ra chuyên rồi từ chuyên rót ra các chén trà. Cần phải rót hết trà ra chuyên để ngừng quá trình hãm trà trong ấm. Đồng thời, cần mở nắp ấm để lá trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao.

Bước 5: Khi uống hết trà ở chuyên. Bạn lặp lại bước hãm trà và rót trà để tiếp tục uống. Thời gian hãm ở lần sau thường lâu hơn lần trước do việc mở nắp khiến lá trà và ấm trà bị nguội, phải mất nhiều thời gian hơn để làm nóng lại. Một ấm trà có thể pha từ 5-8 lần hãm trà.

Tứ ấm

Điều quan trọng thứ tư là ấm chén trà. Một bộ ấm chén trà đầy đủ thường có 1 ấm trà, 1 chuyên và 4 chén để uống trà. Ấm trà có đa dạng chất liệu từ sành, sứ, đất, ấm Tử Sa, ấm thủy tinh. Tùy theo nhu  cầu và điều kiện, bạn có thể lựa chọn bộ ấm chén phù hợp nhất.

Ngũ trạch

Điều quan trọng thứ năm là không gian thưởng thức trà. Ngày nay, việc thưởng trà đã đơn giản và bớt cầu kỳ hơn nhiều so với trước đây. Hầu hết, mọi người chỉ cần không gian yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên là đã có thể uống trà, nói chuyện về thế gian. Nếu có điều kiện, không gian thưởng trà có thể là vườn hoa, nơi có trăng, có sông, có núi lại càng tuyệt vời hơn.

Lục nhạc

Điều kiện cuối cùng trong văn hóa thưởng trà là lục nhạc, nghĩa là âm thanh. Những âm thanh giúp nghệ thuật trà đạo được vẹn tròn là những âm thanh của tự nhiên hoặc tiếng đàn ca du dương, nhẹ nhàng.

Bên cạnh sáu điều trên, hãy nhớ thưởng trà quan trọng nhất là hồn trà, là tâm của người thưởng trà. Tâm hồn có thư giãn, tập trung vào hương vị của trà và không gian xung quanh thì mới thấy được cái đẹp của nghệ thuật thưởng trà ngắm hoa này.

Xem thêm: Uống trà có tác dụng gì? Lợi ích của trà với sức khỏe con người

Ý nghĩa nghệ thuật thưởng trà ngắm hoa của người Việt

Ý nghĩa của văn hóa thưởng trà ngắm hoa

Trà đã là một loại thức uống có lịch sử ngàn năm tại nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, có thể thấy ý nghĩ của trà đạo qua cách thưởng trà từ thời phong kiến cho đến nay.

Trà không chỉ giúp lòng lắng lại mà còn thể hiện một ý nghĩa tâm linh trọng cái hay, cái đẹp. Những nét tỉ mỉ trong cách pha trà, mời trà đã chỉ ra được tinh thần tốt đẹp đó của nghệ thuật trà.

Qua bài viết này, Đức Phát đã cho các bạn thấy những nét đẹp trong văn hóa thưởng trà ngắm hoa của người Việt. Mọi nhu cầu tìm máy đóng gói trà vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn và báo giá.

Call Now Button