Nhãn hiệu (nhãn mác) là yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu sản phẩm. Nên chính vì vậy, ngoài việc sắp xếp sao cho chất lượng của sản phẩm, bao bì, máy đóng gói, thì thiết kế nhãn mác đẹp cũng làm nên những giá trị lớn cho sản phẩm.
Tham khảo các bài viết:
- Lịch sử phát triển của bao bì để đóng gói
- 4 cách làm rượu nếp ngon nhất, an toàn tại nhà
- CE là gì? Kiến thức đầy đủ chính xác về CE
1. Nhãn hiệu thực phẩm trong quá trình tiêu thụ hàng hóa
Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ 2 của bao bì thực phẩm. Những hàng hóa dệ nhãm mác đúng quy cách và với những thông tin về đặc tính hay thành phần đặc biệt thường tạo được thế cạnh tranh cho sản phẩm 1 cách vững chắc trên thị trường. Các loại nhãn mác là nơi trình bày các thông tin chi tiết về thực phẩm chứa đựng bên trong. Cùng với sự trình bày thương hiệu công ty sản xuất. Và hình ảnh, màu sắc minh họa cho thực phẩm. Sự trình bày chi tiết phải đúng quy định.
Nhãn mác bao bì thực phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo quy định 1 cách ngắn gọn. Thường không ghi thương hiệu, không có hình ảnh và là phần phụ trợ giải thích cho nhãn mác hàng hóa. Nhãn mác sản phẩm có thể ghi thêm một số chi tiết thuộc nội dung khuyến khích. Nhằm làm nổi bật sản phẩm cũng như thu hút khách hàng. Nhưng không được công bố một số xác nhận mà xí nghiệp, công ty kinh doanh không thể xác minh được.
Nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm phải ghi phần nội dung bắt buộc gồm 9 nội dung được ghi đúng quy cách về:
- Từ ngữ
- Ngôn ngữ
- Cách trình bày, vị trí các phần mục
2. Những nội dung ghi trên nhãn mác
Cầm trên tay một chiếc máy đóng gói sản phẩm của Đức Phát chúng tôi, bạn có thể lấy ví dụ cụ thể cho cách thiết kế nhãn dán sản phẩm đầy đủ và đúng quy định nhãn mác hàng hóa.
2.1. Tên thực phẩm
- Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó.
- Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng.
- Chữ viết tên hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm.
- Thuật ngữ ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm là những từ ngữ nhằm “xác nhận” về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của thực phẩm.
Ví dụ: Đối với sản phẩm là 1 loại phụ gia thực phẩm thì nhãn mác thực phẩm cần ghi tên nhóm, tên gọi và hệ thống quốc tế của các chất phụ gia.
2.2. Liệt kê thành phần cấu tạo
Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được cấu tạo từ 2 thành phần trở lên. Không ghi khi thực phẩm chỉ có 1 thành phần. Thuật ngữ “thành phần” hay “thành phần cấu tạo” phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong thực phẩm.
a. Thứ tự liệt kê
Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần. Tính theo tỷ lệ khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên thực phẩm. Đối với thành phần “phức hợp” gồm 2 hoặc nhiều thành phần phụ thì phải ghi các thành phần phụ trong ngoặc đơn, theo thứ tự giảm dần khối lượng và ghi sát ngay với thành phần “phức hợp” đó. Nếu thành phần “phức hợp” có tên đã xác định mà chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì không nhất thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.
b. Cách liệt kê
Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần cấu tạo, ngoại trừ các dạng nước ở dạng phức hợp đã được ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần. Phải sử dụng tên gọi cụ thể đối với từng thành phần 1 cách cụ thể, không trừu tượng có thể gây nhầm lẫn. Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác theo 1 trong 2 cách sau:
- Tên nhóm và tên chất phụ gia
- Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.
Ghi nhãn định lượng các thành phần. Ghi tem nhãn mác đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng. Thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm của các thành phần thực phẩm.
2.3. Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước
2.3.1. Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy
a. Đ/v thực phẩm sản xuất trong nước, theo đơn vị đo lường quốc tế (SI). Kich thước và chữ số ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn, PDP (principal display panel). Chữ số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì.
b. Đ/v thực phẩm sản xuất nhằm xuất khẩu thì được ghi đơn vị đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo
lường Anh, Mỹ.
2.3.2. Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:
– Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng.
– Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn.
– Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt).
– Trường hợp trong 1 bao bì có nhều đơn vị cùng chủng loại, thì số định lượng được ghi rõ: tích của số đơn vị và số khối lượng 1 đơn vị.
2.3.3. Đối với thực phẩm được bao gói ở dạng chất lỏng chứa các thành phần rắn phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước.
a. Nước xuất xứ:
- Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ “Sản xuất tại VN”. Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất (ghi trên nhãn phụ bằng tiếng Việt được gắn trên bao bì thực phẩm nhập khẩu). Thực phẩm tái chế tại 1 nước thứ 2 làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, nước thứ 2 được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn. Phải ghi cả tên và địa chỉ cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói nếu 2 cơ sở đó khác nhau. Địa chỉ gồm: số nhà, đường phố, phường(xã), quận (huyện), thị xã, thành phố (tỉnh).
b. Ký mã hiệu lô hàng:
- Trên kiện hàng phải ghi rõ ký mã của công ty, nhà sản xuất lô hàng để nhận biết về thời điểm sản xuất lô hàng đó.
c. Số đăng ký chất lượng:
- Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền, trên nhãn mác phải ghi rõ số đăng ký chất lượng của sản phẩm. Cách ghi số đăng ký quy định tại điểm 2.5 quyết định số 55/TĐC-QĐ ngày 2/3/1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa.
d. Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản:
- Thời hạn sử dụng chính là thời hạn sử dụng thực phẩm tốt nhất. Thời hạn phải được ghi rõ bằng cụm từ: HSD hoặc “sử dụng tốt nhất trước…..”
- Ngày, tháng, năm của HSD phải được ghi theo dãy số không mã hóa, với 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 chữ số cách nhau bằng dấu chấm.
- Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.
- Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng quy định trong phụ lục 6.
- Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng thực phẩm nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản.
e. Hướng dẫn sử dụng:
Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng, kể cả cách “tái tạo” sản phẩm khi dùng. Mục đích là để bảo đảm không gây ra sai sót trong sử dụng. Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn thì phải ghi các nội dung đó vào 1 tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
f. Thực phẩm chiếu xạ:
– Thực phẩm đã được xử lý bằng bức xạ ion phải ghi rõ “thực phẩm qua chiếu xạ” ngay canh tên thực phẩm.
– Khi 1 sản phẩm chiếu xạ được sử dụng như 1 thành phần của thực phẩm khác, phải ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.
– Khi sản phẩm chỉ có 1 thành phần và được chế biến từ 1 nguyên liệu chiếu xạ, nhãn của sản phẩm đó phải ghi rõ việc xử lý này.
g. Nội dung khuyến khích :
Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không được mâu thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của quy chế ghi nhãn bao bì. Cho phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn. Nhưng dấu hiệu đó phải dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Dấu hiệu có thể là “hàng VN chất lượng cao.”
Máy đóng gói tự động Đức Phát xin chia sẻ tới quý vị khán giả về những hiểu biết trong ngành máy móc và kinh doanh. Chúc quý khách hàng có một ngày làm việc hiệu quả!
3. Hướng dẫn đọc nhãn bao bì thực phẩm cho khách hàng
Ngày nay, trước khi tung ra thị trường thì những thực phẩm đều được máy dán nhãn đóng lại kỹ càng để bảo quản thực phẩm một cách tốt nhất. Bao bì thực phẩm cùng với việc đóng gói kỹ càng sẽ giúp sản phẩm bán chạy hàng hơn.
Tuy nhiên khi mua thực phẩm, người tiêu dùng thường chỉ chú ý tới nhãn hiệu mà ít đọc thông tin trên bao bì. Nhưng với tình trạng cảnh báo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay, bạn đừng bỏ qua những chi tiết này.
3.1 Hạn sử dụng
Khi nhìn bao bì sản phẩm, chúng ta thường xem hạn sử dụng trước tiên. Theo quy định, tất cả các loại thực phẩm đều phải ghi hạn sử dụng trên nhãn bao bì. Nếu không ghi hoặc ghi không rõ thì chứng tỏ độ tin cậy của sản phẩm kém. Nếu khi mua hàng, sản phẩm nào không có ngày tháng sản xuất và ngày hết hạn thì quý vị tuyệt đối không nên mua. Mục đích là để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hết hạn.
3.2 Các chất phụ gia sử dụng
Công ty máy đóng gói tốt nhất Hà Nội lưu ý đó là một số bạn bị dị ứng với các chất phụ gia chính. Vì thế khi xem sản phẩm cũng nên đọc qua chất phụ gia của sản phẩm đó.Nếu bạn không thích hay dị ứng với bột ngọt thì cẩn thận, có khi nhà sản xuất không ghi là bột ngọt, mà lại ghi theo tên hóa học là MSG (mono sodium glutamate) còn loại siêu bột ngọt ghi là I&C…
3.3 Hương liệu
Hương liệu cũng là một yếu tố cần được quan tâm. Thông thường đó là hương liệu nhân tạo vì rất hiếm có hương tự nhiên trong thực phẩm công nghiệp. Phẩm màu cũng tương tự, đều là màu nhân tạo cả.
3.4 Chất bảo quản
Chất bảo quản thường là sodium benzoate, một số dùng sorbate K để chống mốc. Một số chất bảo quản khác như nitrit/nitrat (thường dùng trong các sản phẩm thịt như xúc xích, jambon, lạp xưởng) cũng để làm đỏ thịt. Nhưng nên hạn chế vì chúng có nguy cơ gây ung thư nếu dùng nhiều và thường xuyên.
3.5 Hàm lượng mỡ động vật
Thông số thứ 5 mà công ty cung ứng máy đóng gói bao bì giá rẻ muốn quý vị đọc kĩ chính là hàm lượng mỡ động vật. Hàm lượng mỡ động vật cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe chính. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ động vật cao. Nếu nhà chế biến thực phẩm nào kỹ lưỡng hơn, họ sẽ cho bạn thêm thông tin về hàm lượng acid béo no (bão hòa) hoặc không no (chưa bão hòa) chứa trong thực phẩm đó. Chứ không nói chung chung là lipid. Hàm lượng chất xơ (fiber), vitamin và muối khoáng.
3.6 Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo ghi trên nhãn chính là đường hóa học. Có thể đó là chất aspartame, hay saccharin, thích hợp cho người ăn kiêng giảm cân hoặc tiểu đường.
Thiết kế nhãn mác thường liệt kê một loạt thành phần các chất sử dụng thì hàm lượng của chúng. Theo quy định là sẽ theo thứ tự giảm dần trong danh mục liệt kê. Tuy nhiên, những thông tin ghi trên nhãn như số calo cung cấp, chất béo, độ đạm, vitamin… có đúng với thực chất sản phẩm đó hay không lại phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của nhà chế biến thực phẩm.
Hướng dẫn đọc nhãn bao bì thực phẩm tuy đơn giản nhưng cũng vô cùng hữu ích phải không quý vị. Đọc kĩ hướng dẫn trước khi mua hàng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình các bạn nhé!