Đường nâu được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của con người. Bên cạnh các loại đường nhập khẩu thì tại Việt Nam, ở đâu bán loại đường này uy tín? Máy đóng gói bao bì Đức Phát sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn trong bài viết dưới đây.
Tham khảo các bài viết:
- Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Cách làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà
- Đường nho là gluxit nào? Đường nho có phải là đường glucose không?
- Hạt nhựa là gì? Phân biệt hạt nhựa PE
1. Đường nâu là gì?
Đây là loại đường sucrose tương tự như đường trắng. Tuy nhiên loại đường này có màu nâu sẫm do xuất hiện thành phần mật mía hoặc rỉ đường bao bọc và nhuộm màu bên ngoài. Loại đường này thường được đóng thành bánh hoặc cục vuông bằng máy đóng gói dạng hạt. Đường màu nâu có nhiều màu đậm nhạt khác nhau. Nó được sử dụng khá nhiều trong chế biến món ăn hoặc làm bánh.
2. Đường nâu mua ở đâu?
Bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng làm bánh như Beemart, Abby. Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ như Vinmart cũng cung cấp đường nâu Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nếu bạn không tìm được đường nâu mua ở siêu thị, bạn có thể tìm trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… Tuy nhiên bạn cần xem xét thật kĩ để tránh bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
3. Đường nâu Biên Hòa giá bao nhiêu?
Công ty Biên Hòa là một cái tên khá quen thuộc trong thị trường đường Việt Nam. Rất nhiều người đã tìm kiếm đường Biên Hòa để dùng thay vì sử dụng đường của Hàn Quốc. Bởi lẽ đường Hàn Quốc có giá thành tương đối cao, 70-80 nghìn đồng/kg. Trong khi đó đường của nhãn hiệu nội địa Việt Nam chắc chắn sẽ có giá thành rẻ hơn.
Loại đường màu nâu của Biên Hòa khá khó tìm và phải đặt mua thì mới có hàng. Biên Hòa có sản phẩm đường vàng khoáng chất với giá thành khá phù hợp với ví tiền của nhiều người – chỉ từ 30-40 nghìn đồng/kg. Mà xét về thành phần, đường vàng cũng tốt và nhiều dinh dưỡng không khác gì đường màu nâu. Vậy nên nếu các mẹ nội trợ phải dùng đường màu nâu nhiều mà đường Hàn Quốc lại đắt thì có thể sử dụng đường vàng Biên Hòa để thay thế.
* Cảnh báo
Ngoài ra, có rất nhiều người bán lẻ trôi nổi trên mạng. Đã không ít người mua phải đường giả vì ham giá rẻ hay bị lừa đảo bởi lời lẽ của chủ hàng. Đường giả khi đem đi nấu nước đường sẽ thấy cục đường trắng sót lại, lớp màu bên ngoài tan ra thành màu đen xấu, bẩn trông rất mất thẩm mỹ và thiếu an toàn thực phẩm.
Vậy nên hãy thật cẩn thận khi mua loại đường này. Trong trường hợp quá khó mua, bạn có thể thay thế bằng các loại đường khác để nấu ăn cũng rất ngon. Ví dụ như đường thốt nốt nấu chè, đường phèn dùng để nấu nước nha đam đường phèn, dùng trong cách nấu chè hạt sen đường phèn…
4. Phân loại
Đường màu nâu được phân chia thành hai sản phẩm chính là đường tự nhiên và đường thương mại. Người ta thường phân biệt hai loại này bằng cách xem xét công đoạn cuối cùng:
4.1. Đường tự nhiên
Khi sản xuất loại đường này chúng ta sẽ giữ lại một phần mật rỉ đường ở giai đoạn cuối trong quá trình luyện đường.
4.2. Đường thương mại
Là loại đường được sản xuất bằng cách sử dụng đường trắng và thêm một lượng mật đường vào để nhuộm màu cho đường. Tỉ lệ mật đường được sử dụng trong loại đường này thường chứa khoảng 10% tổng trọng lượng.
5. Thành phần
Thông thường đường màu nâu có giá trị calo thấp, trong 100g đường chỉ có khoảng 373 calo. Các khoáng chất có trong đường màu nâu được lấy từ mật đường như: canxi, magie, kali và sắt (1 muỗng canh mật đường có thể cung cấp 20% giá trị dinh dưỡng hàng ngày của mỗi người).
Ngoài ra một số hàm lượng khác cũng có mặt trong đường màu nâu như:
- Hàm lượng calo: 1 thìa chứa khoảng 17 calo, tức là trong khoảng 1% hàm lượng calo một người cần dùng để tiêu thụ hàng ngày.
- Chất béo: không có chất béo, tuy nhiên khi kết hợp với một số chất khác có chứa chất béo có thể làm món ăn không tốt cho sức khỏe.
- Carbohydrate: Trong 1 thìa có chứa khoảng 4g carbohydrate tương đương với 1% hàm lượng cơ thể cần mỗi ngày.
- Vitamin và các khoáng chất: Đường màu nâu về cơ bản thông thường không có vitamin và chỉ chứa một lượng nhỏ khoáng chất.
6. Đường nâu có tác dụng gì?
6.1. Tác dụng trong chế biến đồ ăn thức uống
a. Làm bánh
Loại đường này có khả năng tạo màu tự nhiên, tăng hương vị cho các món ăn. Vì vậy nên nó thường được sử dụng để làm bánh ngọt, đồ uống, các món chè, món nướng,…
Khi làm bánh, nhất là bánh quy, muốn bánh ngọt đậm, tăng độ ẩm cho bánh và cho màu bánh vàng óng đẹp mắt thì bạn nên bỏ bớt 1 lượng đường trắng và thay thế nó bằng đường màu nâu.
b. Làm trà sữa và các món tráng miệng ngọt
Đường vàng hay nâu dùng cùng trà đen sữa là một món ăn khá dễ làm với nguyên liệu là đường màu nâu, trà đen và trân châu. Vào những ngày hè nóng nực, một cốc trà sữa kèm đường đen, nâu kem cheese sẽ làm bạn thoải mái hơn rất nhiều. Ngoài ra, loại đường màu nâu còn được sử dụng trong cách nấu nước đường bánh dẻo, cách nấu tàu hủ nước đường vì loại đường này tạo màu khá đẹp mắt. Thêm một chút gừng nóng ấm thì bát chè dẻo nước đường sẽ cực kì phù hợp với ngày đông lạnh giá.
c. Chế biến món ăn
Ướp thịt heo với nước mắm, nước tương, đường, tiêu, dầu ăn, thêm ít hành tím và sả băm thì thịt sẽ mềm, ngon, vàng đẹp và thơm hơn.
6.2. Tác dụng làm đẹp
a. Tẩy tế bào chết
Đường nâu làm đẹp rất hiệu quả nếu biết cách kết hợp với các loại nguyên liệu khác. Đường màu nâu khi kết hợp với sữa tươi không đường sẽ giúp việc tẩy đi những tế bào chết hiệu quả. Khi sữa thẩm thấu vào lỗ chân lông sẽ vừa làm sạch vừa dưỡng ẩm cho làn da của bạn.
Chỉ cần trộn hỗn hợp 1 muỗng đường với hai muỗng sữa tươi. Sau đó đắp lên mặt, mát xa nhẹ trong vòng 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm là được. Lưu ý, chỉ nên thực hiện 1 lần/ tuần.
b. Làm mềm da
Không chỉ giúp các chị em tẩy tế bào chết mà loại đường này còn có tác dụng làm mềm làn da của bạn rất hiệu quả.
Trộn một ít đường với 2 muỗng dầu ô liu rồi thoa lên mặt. Để yên trong vòng 10 phút và rửa lại với nước lạnh. Ngay lập tức, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại của làn da.
c. Làm trắng da
Trộn 2 muỗng đường và 1 muỗng mật ong để được hỗn hợp đắp mặt nạ. Công thức này có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ những vết thâm nám và làm se khít lỗ chân lông. Từ đó giúp làn da của bạn sáng mịn.
d. Cân bằng độ dầu
Nếu bạn đang tìm một loại sản phẩm hay sữa rửa mặt để duy trì độ dầu trong da thì có thể tham khảo đường màu nâu.
Trong loại đường này chứa axit glycolic và alpha hydroxyl axit (AHA) là thành phần quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của độ dầu bên trong da. Giúp làn da không quá nhờn cũng không quá khô.
e. Chống lão hóa
Đường còn là lớp bảo vệ chống các độc tố bên ngoài tấn công làn da của bạn. Giúp cho làn da trẻ trung, ngăn ngừa nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa da.
Bạn có thể dùng 2 muỗng dầu dừa, 1 muỗng dầu hạt nho cộng ít đường, 2 giọt tinh dầu và một ít nước bưởi ép. Trộn tất cả nguyên liệu này lại với nhau để mát xa hàng ngày. Làn da của bạn sẽ sáng hơn.
f. Trị nám da
Dùng 1 muỗng đường, 2 muỗng nước cộng với 2 muỗng nước cốt chanh. Trộn cùng dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp. Sau đó, đắp lên da mặt khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch.
g. Trị mụn
Chuẩn bị 2 muỗng đường, 1 muỗng bột yến mạch, ½ muỗng bột quế, 1 muỗng dầu ô liu. Trộn tất cả nguyên liệu này với nhau rồi bôi lên mặt. Hỗn hợp này sẽ giúp làm sạch mụn trứng cá, hiệu quả trong việc chống viêm, trả lại làn da mịn màng cho bạn.
6.3. Tác dụng khác
a. Giảm đau bụng kinh
Thành phần kali trong đường màu nâu có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ tử cung, hạn chế co thắt trong thời kì kinh nguyệt. Để giảm được cơn đau bụng kinh, bạn có thể pha chế đường để làm nước chanh nóng.
b. Hồi phục sức sau khi sinh
Sau khi sinh, các mẹ phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại sức. Nhưng giờ không cần lo lắng nữa vì đã có đường màu nâu, một biện pháp hồi phục sức hiệu quả và an toàn. Với các khoáng chất giàu có như canxi, đường màu nâu cung cấp một lượng lớn năng lượng, giúp cơ thể lấy lại sức nhanh chóng, đánh tan mệt mỏi.
7. So sánh với các loại đường khác
7.1. Đường vàng
Rất nhiều người đã và đang có thắc mắc: đường vàng và nâu có phải là 1 không?
Thực chất, loại đường màu nâu không phải là đường vàng. Chúng khá khó để phân biệt khi quan sát qua màu sắc. Đường vàng thường có giá trị dinh dưỡng tốt hơn vì chúng được sử dụng trực tiếp bằng mật mía chứ không dùng rỉ đường. Còn ở đường màu nâu người ta sử dụng đường dư thừa trong sản xuất đường trắng để nhuộm màu cùng với mật đường hoặc rỉ đường.
Bên cạnh đó đường màu nâu được nhiều gia đình sản xuất theo cách thủ công. Do vậy mà công đoạn cuối cùng trong sản xuất đường – là quá trình làm sạch các tạp chất và thực hiện tẩy màu – không được chuẩn xác. Vì vậy để mua được loại đường màu nâu nguyên chất tự nhiên ngon nhất không hề dễ dàng.
7.2. Đường trắng
Thành phần của 2 loại này gần như tương tự nhau. Cả về hàm lượng calorie, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất đều giống nhau.
Điểm khác biệt lớn nhất là ở công đoạn hoàn thành. Tức là loại đường màu nâu cần bọc một lớp rỉ đường màu vàng nữa, còn đường trắng thì không. Nếu sử dụng nhiều thì cả đường trắng và đường nấu đều có thể gây nóng trong cho người sử dụng.
7.3. Đường đen
Đường đen (dark brown sugar) là một sản phẩm đường saccharose với một màu nâu đen đặc biệt. Bời vì trong đường đen có sự hiện diện của mật đường (mật mía) nhiều hơn so với đường màu nâu. Hay nói cách khác, đường đen là 1 loại đường cát có màu nâu đen tự nhiên.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có thể phân biệt được các loại đường và tìm mua được loại đường màu nâu theo đúng ý mình. Chúc các bạn thành công.