Đường nho là một phụ gia thực phẩm có vị ngọt nhẹ, hậu chua khá lạ miệng. Loại đường này hiện nay đang rất hot và được săn lùng trên thị trường. Đường nho là đường gì và nó có an toàn hay không? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan:
- Decal dán kính là gì? Tự in decal dán kính được không?
- Nên chọn máy rang cà phê như thế nào? Có nên chọn máy rang cà phê bằng gas không?
- Hạt điều rang muối có tác dụng gì? Hạt điều rang muối giá sỉ
1. Đường nho là gì? Đường nho làm từ gì?
Đường nho tên tiếng Anh là Glucono Delta Lacton. Đây là loại phụ gia thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Nó được tìm thấy khá phổ biến trong mật ong, nước quả và rượu vang. Loại đường này có dạng bột mịn, màu trắng và có vị ngọt hậu chua đặc trưng rất dễ nhận biết. Hạt đường loại này nhỏ và mịn hơn đường mía thông thường
Hiện nay, ở trên thị trường có 2 loại đường nho GDL là đường nho Ý và đường nho Pháp. Theo nhận xét chung thì loại đường GDL có xuất xứ từ Ý ổn định và ít chảy nước hơn so với loại đến từ Pháp. Tuy nhiên, đường Ý khó kiếm và có giá thành cao hơn đường nho của Pháp.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy đường nho của Nhật, của Úc, của Đức và đường nho Nga (đường nho Ambrosia) trên thị trường Việt Nam. Các loại đường này về cơ bản cũng có vị tương tự như loại có xuất xứ từ Ý và Pháp, chỉ khác nhau chủ yếu về giá thành và quy trình sản xuất.
2. Đường nho là gluxit nào? Đường nho có phải là đường glucose không?
Dựa vào công thức hóa học, có thể khẳng định đường nho là đường glucose.
Glucose là một loại đường đơn giản (monosaccarit). Độ ngọt của glucose chỉ bằng khoảng 1/2 độ ngọt của đường thường. Đường Glucose có trong các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, quả chín. Hơn hết, do có nhiều nhất trong quả nho chín nên glucose còn được gọi là đường nho.
3. Đường nho dùng để làm gì?
Không phải tự dưng mà đường glucozơ được ưa thích đến như vậy. Đường GDL có tính chất hóa học là có thể thủy phân trong nước thành axít, tạo kết tủa như chanh và giấm nhưng chậm hơn. Chính vì vậy, dùng đường nho làm sữa chua, tào phớ hay đậu hũ rất mịn và đẹp. Món ăn sẽ không có mùi hậu vị như khi nấu bằng nước muối Nigari của Nhật, thạch cao Gypsum hay bột Gelatine.
Sau đây Đức Phát sẽ giới thiệu tới bạn một vài món ngon đơn giản có thể tự làm tại nhà với đường glucose từ nho.
3.1. Cách dùng đường nho làm đậu hũ
Bạn và gia đình là fan cứng của những miếng đậu non (silken tofu) mềm mịn ở siêu thị? Đậu trứng non Nhật Bản khiến bạn phải mê mẩn mỗi lần shopping? Vậy thì đây chính là công thức nấu ăn dành cho bạn đây! Cách dùng đường nho làm tàu hủ đơn giản, an toàn với giá thành siêu rẻ:
a. Chuẩn bị
- Đỗ tương khô: 200 gam
- Nước sạch: 1 lít
- Đường nho: 2,5 gam (2 thìa cà phê vơi)
- Hộp hoặc bát đáy bằng để làm khuôn: 1 cái
- Túi lọc sữa đậu nành: 2 cái
- Khăn mỏng: 1 cái
- Giấy bạc
b. Cách làm
- Ngâm đỗ lần lượt với nước lạnh (5 – 8 tiếng) và nước ấm (4 tiếng). Chú ý thay nước 2 lần trong quá trình ngâm. nếu không thay thì đỗ sẽ bị chua Trước khi ngâm phải xả nước mạnh cho hết bọt. Đặt ở nơi thoáng mát, không đậy nắp.
- Ngâm xong, gạn hết nước và bọt ra ngoài. Xả nước mạnh cho hết nước cũ rồi bóp và rửa sạch vỏ.
- Đem đỗ xay kĩ với khoảng 500ml nước. Dùng túi lọc lọc lấy phần nước đậu. Đổ tiếp 500ml nước vào phần bã, nhào kỹ, lấy được sữa lần 2.
- Lọc lại 1 lít sữa vừa thu được để đảm bảo hết phần dặm của bã..
- Bắc sữa đậu lên bếp đun, thi thoảng khuấy nhẹ tránh bị khê, hớt sạch bọt. Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa, không đậy vung, đun thêm 5 -7p cho sữa chín. Tắt bếp.
- Lấy đường GDL cho vào khuôn (đã lót giấy bạc trong khuôn). Thêm một chút nước nguội lắc đều cho đường tan (chú ý không được dùng nước sôi để hòa tan vì loại đường này rất mau chua).
- Gắp màng trên nồi sữa đậu, đổ sữa đều tay dứt khoát vào khuôn theo 1 chiều. Nhanh tay hớt sạch bọt.
- Phủ lên khuôn 1 lớp khăn mỏng nhằm tránh rơi hơi nước xuống mặt đậu. Đậy nắp, giữ yên khuôn 15 – 30p. Nhẹ nhàng cầm giấy bạc nhấc ra khỏi khuôn. Dùng dao sắc cắt đậu tùy ý.
c. Chú ý
- Nếu không dùng giấy bạc, ta láng 1 chút dầu ăn vào khuôn trước khi hòa đường. Dầu ăn sẽ giúp đậu tách khỏi khuôn dễ dàng (cách này nên áp dụng khi làm đậu phụ non chế biến, không nên ăn trực tiếp).
- Nhẹ tay khi chế biến, nếu không đậu sẽ vỡ vụn không ngon.
- Dùng loại dao sắc, nhúng qua nước trước khi cắt đậu sẽ giúp đừng cắt dứt khoát và đẹp hơn.
- Đậu phụ non có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như: nấu canh, ăn lẩu, chiên bột, sốt cà chua, các loại sốt dùng như món tráng miệng,…đều rất ngon.
- Đường nho làm đậu hũ mua ở đâu? Bạn có thể mua đường nho ở siêu thị bán đồ làm bánh như Beemart, Abby. Đường nho Beemart, Abby giá thành không quá đắt mà chất lượng cũng tốt. Ngoài ra, nếu bạn muốn mua online thì mua đường nho Tiki, Lazada là sự lựa chọn không tồi. Hãy chú ý chọn mua những gói đường được đóng gói bao bì cẩn thận, có nhãn mác, xuất xứ đầy đủ.
3.2. Cách dùng đường nho làm tào phớ
Tào phớ là món ăn mềm mịn, mát lạnh, là “cực phẩm” cho những ngày hè oi ả. Sau đây là cách làm tào phớ homemade từ đường nho cực kỳ đơn giản.
a. Chuẩn bị
- Đậu tương khô: 150 gam
- Đường nho: 1 thìa cà phê
- Lá nếp: 1 bó
- Đường hoa mai (đường vàng): 300 gam
- Nước: 800 ml
b. Cách làm
- Ngâm đậu tương tương tự như cách làm đậu hũ: ngâm 5 – 8 tiếng với nước lạnh và 4 tiếng với nước ấm. Thay nước 2 lần trong cả quá trình và đãi sạch vỏ sau khi hạt nở.
- Xay đậu tương với 500ml nước. Lọc lấy phần sữa. Cho tiếp 300ml nước vào lọc cho sạch cặn. Nước sữa đậu nành càng đặc thì tào phớ càng ngon và không bị tách nước.
- Đun sôi 800ml sữa với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Tránh đun lửa lớn vì như vậy sữa sẽ bị trào ra ngoài dẫn đến nước đậu bị khê, tàu hũ bị chua và hư.
- Cho đường glucose vào nồi cơm điện. Hòa tan đường nho bằng nước nguội (không dùng nước nóng vì như vậy đường sẽ bị chua).
- Đợi sữa sôi, đổ sữa nhanh và đều tay; đổ thấp, sát mặt sữa tránh gây bọt. Tuyệt đối không làm ngược lại tức là đổ đường vào sữa vì như vậy sữa sẽ không thể đông được. Cũng không được nóng vội mà đổ sữa nguội vào đường vì như vậy món tào phớ thành phẩm sẽ không có form chuẩn, mềm đẹp.
- Giữ hờ nắp nồi cơm điện để tránh nước đọng chảy xuống mặt tào phớ. Giữ như vậy trong khoảng 30 phút, ta có được món tào phớ.
- Chuẩn bị nước đường để nguội, cho vào tủ lạnh ướp lạnh. Có thể sử dụng nước lá dứa, nước hoa bưởi hay hoa nhài để ướp. Nếu là dùng nước hoa bưởi và hoa nhài thì thêm vào lúc nước đường nguội.
- Khi ăn, nên dùng dụng cụ chuyên dùng hoặc thìa mỏng để hớt từng lớp mỏng tào phớ vào bát. Dùng kèm với nước đường làm lạnh.
c. Chú ý
- Trong suốt quá trình đun nước đậu nành nên mở nắp vung nồi để một số chất không có lợi trong sữa bay hơi đi để không bị đầy bụng và ợ chua. Nên đun sôi nước đậu khoảng 5 phút rồi tắt bếp để hoà đường.
- Tips khi mua đường nho làm tào phớ: nên mua đường xuất xứ từ Pháp vì loại này vừa dễ tìm, giá rẻ lại lâu chảy nước, dễ làm tào phớ hơn.
- Mua đường nho làm tào phớ ở đâu? Bạn có thể tìm mua đường nho BigC hoặc mua online qua Shopee.
4. Ăn đường nho có hại không?
- Đường GDL có công dụng như thạch cao để làm chất tạo đông như thạch, tào phớ nên nhiều người băn khoăn không biết loại đường này có độc không. Tuy nhiên thạch cao thì độc hại còn đường glucose nho thì không. Điều này đã được người dùng và các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định.
- Đường GDL chiết xuất 100% từ quả nho tươi. Đây là một chất làm ngọt tự nhiên dùng cho đồ ăn, đồ uống của bé, không gây sâu răng, không chứa gluten.
- Hãy điểm lại xem đường nho là chất gì? Đây là một carbohydrate từ nhóm của monosacarit. Chất này không gây ra quá trình lên men và giúp hấp thụ hiệu quả hơn. Điều này rất tốt cho hệ thống enzyme chưa trưởng thành của cơ thể trẻ sơ sinh. Vì vậy đường nho cho bé được sử dụng rất nhiều để tăng thêm gia vị cho món ăn của trẻ.
- Ngoài ra đường glucose còn được khuyến cáo sử dụng để thay thế đường cho người lớn – những người đang bị tiểu đường, bà bầu tránh mắc tiểu đường thai kỳ. Bởi lẽ đường GDL ít ngọt hơn 30% so với đường thông thường.
5. Đường nho mua ở đâu?
5.1. Đường nho mua ở đâu TPHCM?
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ mua hàng trực tiếp sau.
a. Siêu thị ngành bánh Bakers’ Mart Nhất Hương
Giá tham khảo: 15k/50g
Địa chỉ:
- Cửa hàng 1: Lầu 2, 155 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú
- Cửa hàng 2: Lầu 3, Tòa nhà Choy’s, 61A Trần Quang Diệu, Phường 13, Quận 3
- Cửa hàng 3: Lầu 2, 21 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7
b. Kupkace shop
Giá tham khảo: 25k/50g
Địa chỉ: 208/10 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp
c. Góc bếp xinh xinh
Giá tham khảo: 25k/50g
Địa chỉ: 1/3 Bùi Chu, Trung Chánh, Hóc Môn
d. Phương Hà
Giá tham khảo: 25k/50g
Địa chỉ:
- Cửa hàng 1: 58 Hàm Nghi, Quận 1
- Cửa hàng 2: 48 – 50 Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1 (Góc Pateur)
e. BeeMart
Giá tham khảo: 30k/50g
Địa chỉ:
- Cửa hàng 1: 102 Võ Thị Sáu, Quận 1
- Cửa hàng 2: 212 Âu Cơ, Quận Tân Bình
5.2. Mua đường nho ở đâu Hà Nội?
Tại Hà Nội, bạn nên mua tại các siêu thị chuyên bán đồ làm bánh, làm đồ ngọt như Abby và Beemart.
Abby: đây là cửa hàng bán dụng cụ nhà bếp có 11 cơ sở ở Hà Nội và 1 cơ sở ở TPHCM. Bạn có thể tìm mua đường GDL Pháp tại chuỗi cửa hàng này.
Tương tự như Abby, Beemart cũng là một chuỗi siêu thị bán đồ nhà bếp uy tín. Beemart có mặt ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội. Để chắc chắn mua được hàng, bạn có thể gọi điện trước để xác nhận xem hàng còn không và tới cơ sở gần nhất để mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua online trên các trang thương mại điện tử. Mua online ngày nay rất nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc và xem xét review kĩ trước khi quyết định mua.