Tại sao phải dùng phân bón cây cảnh? Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?

Ngày nay, việc chơi cây cảnh, chơi hoa đã trở nên khá phổ biến trong giới làm vườn. Chăm sóc các loại cây không chỉ dừng lại ở việc tưới nước, cắt tỉa,… mà còn là việc nghiên cứu về các chất hóa học, nguyên vật liệu tạo ra dinh dưỡng cho cây. Tại sao khi chăm cây cảnh cần phải bón phân? Và loại phân nào phù hợp để trồng cây cảnh, cụ thể là hoa hồng? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo bài viết:

Tại sao phải dùng phân bón cây cảnh? Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?
Tại sao phải dùng phân bón cây cảnh? Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?

1. Phân bón là gì?

Đây là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Phân để bón cây có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.

Hiểu một cách đơn giản, phân để bón là những chất được sử dụng bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất.

2. Các cách phân loại

2.1. Phân loại theo phương pháp và cách thức bón

  • Phân để bón rễ 
  • Phân để bón lá 

2.2. Phân loại theo hợp chất

  • Phân vô cơ (còn được gọi là phân hóa học)
  • Phân hữu cơ (thường được sử dụng trong canh tác hữu cơ)

2.3. Phân loại theo nguồn gốc và quy trình sản xuất

  • Phân tự nhiên ( phân được ủ hay chế biến theo cách truyền thống)
  • Phân công nghiệp (phân được chế biến với số lượng lớn bằng quy trình công nghiệp)
  • Phân vi sinh
  • Phân sinh hoá
  • Loại khác (là các loại phân hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại có chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất)

2.4. Phân loại theo trạng thái vật lý

  • Dạng rắn (dạng hạt,…)
  • Dạng lỏng (dung dịch, dạng phun,…)

2.5. Phân loại theo thành phần

  • Phân đơn
  • Phân hỗn hợp

2.6. Phân loại theo yếu tố dinh dưỡng

  • Phân đa lượng
  • Phân trung lượng
  • Phân vi lượng

3. Tại sao phải dùng phân bón cây cảnh?

Con người Việt Nam từ khi sinh ra cho tới ngày nay chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Việc trồng trọt, cấy hái nhiều năm trên một mảnh đất sẽ làm cho đất bị kiệt quệ, mất dần chất dinh dưỡng, cằn cỗi và không cung cấp được đủ dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Chính vì vậy, con người đã nghĩ tới việc bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân. 

Theo FAO (Tổ chức lương thực Liên Hợp Quốc): Bón phân làm tăng năng suất cây trồng từ 35- 45%. Chính vì vậy nên việc sử dụng phân là một nhu cầu thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng cao.

Ngoài ra, khi chăm sóc cây cảnh, để cây lớn mạnh, khỏe đẹp thì cũng cần người trồng chăm chút nhiều. Việc bón phân sẽ giúp cây phát triển bền vững, khỏe mạnh và có tuổi thọ lâu dài hơn.

4. Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?

Trồng hoa hồng để kinh doanh, hay chơi hoa hồng như một thú vui,… từ lâu đã trở thành điều quen thuộc đối với giới làm vườn. Nhiều người trong giới chơi hoa đã review về cách trồng cũng như cách chăm sóc cây theo kinh nghiệm cá nhân. Trong phần dưới đây, Đức Phát sẽ chia sẻ với bạn một số loại phân bón hoa hồng hay được sử dụng và các quy tắc vàng khi sử dụng chúng.

Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?
Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?

4.1. Với vườn hoa hồng cắt cành

Bạn cần bón lót, bón thúc cho mảnh đất trồng hoa hồng sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng các thuốc trừ kiến, mối và sùng vào hố trước khi trồng.

a. Bón lót

Hãy chú ý bón lót trước khi trồng mới 7-10 ngày. Nếu cần trồng nhanh, phải bón trước khi trồng tối thiểu 3 ngày. 

Lượng phân lót cho 1ha: 

  • 30 tấn phân chuồng (phân trùn quế 15-20 tấn)
  • 30 tấn tro trấu
  • 300-400kg phân super lân
  • 300-400kg phân KCl
  • Nếu đất chua bạn có thể bón thêm 300-400kg vôi bột hoặc phân bón làm tăng độ chua của đất. Tùy độ chua của đất mà bạn điều chỉnh lượng vôi cho thích hợp. 

b. Bón thúc

  • Định kỳ 15-20 ngày/lần 
  • Liều lượng: 400-600kg NPK 
  • Kết hợp làm cỏ, vun xới đều đặn
  • Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 5-10  tấn phân trùn quế
  • Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 40-50 tấn phân trùn quế.

4.2. Với hồng trong chậu

a. Khi mới trồng

Tạo rãnh khoảng 3-5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước. Cây con dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ, vì thế nên tránh làm đứt rễ cây.

Sau 3-5 ngày trồng: phun phân bón lá trộn với phân trùn quế. Hòa phân với nước rồi tưới vào gốc. Cây sẽ phát triển bộ rễ tốt, hoa ra có màu sắc rực rỡ.

Khi cây bắt đầu ra rễ (sau khoảng 10-15 ngày trồng), ta hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng: từ 50-100gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày bổ sung 1 lần. 

Khi cây hồng lớn thì tăng lượng phân để bón nhưng giãn cách ngày tưới xa hơn.

Bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Phân trùn quế cũng giúp cây hấp thụ lượng NPK tốt hơn. Hiện nay có một vài loại phân trùn quế được nhiều người trồng hồng ưa dùng, trong đó có SFARM Pb01. Thay vì bón liều lượng như trên chỉ cần bón từ 200-800gr phân trùn quế, tùy gốc lớn nhỏ mà điều chỉnh lượng phân cho thích hợp, thậm chí không cần bón thêm NPK.

b. Khi hồng đã cho hoa ổn định

Bón phân khi hồng đã cho hoa ổn định: 

  • Phân hữu cơ từ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40-50gr/gốc 
  • Hoặc thay hỗn hợp phân trên bằng phân trùn quế 300-800gr/gốc. 

7-10 ngày bón 1 lần vào các thời điểm: hoa tàn hết, khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước khi hoa hồng nở. 

c. Sau 3-5 tháng

Đa phần các lá hồng có màu vàng nhạt, các lá hồng giống như héo úa và rụng dần. Đồng thời cây rất ít đâm tược non, hoặc tược non có mọc thì ốm yếu.

Lúc này cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu và bổ sung thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế, mỗi lần từ 1-2 kg/chậu. Cần lấy đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong quy trình chăm sóc hoa hồng không thể thiếu phân trùn quế. Hãy chuẩn bị thật kĩ càng các loại phân bón dành cho hoa hồng để cây có thể phát triển tốt nhất.

4.3. Một số lưu ý

  • Hoa hồng là loài có hoa quanh năm, nên chúng ta cần phải cung cấp phân bón NPK đầy đủ và định kỳ.
  • Muốn hoa nhiều thì cây phải nhiều cành, nhiều lá, cành phải mập, lá phải dày và xanh. Muốn hoa to, màu đẹp, cánh dày, lâu tàn thì cây hoa hồng phải tích lũy đủ chất như phân đạm, lân, kali và phân bón trung vi lượng. Thiếu dinh dưỡng là một trong các nguyên nhân hoa hồng bị vàng lá.
  • Ở giai đoạn tạo nhiều mầm non, bạn nên sử dụng thêm phân bón đa trung vi lượng. Loại phân này giúp cây ra hoa to, đẹp, cánh dày, lâu tàn, màu sắc rực rỡ, sắc nét.
  • Ở giai đoạn tăng cường dưỡng chất, bạn nên bổ sung thêm phân bón vi lượng. Loại này giúp cây khỏe, xanh mướt, kéo dài tuổi thọ của cây.
  • Muốn lá cây đẹp, bạn có thể bổ sung phân bón đầu trâu cho lá 501. 701 hoặc 901.

5. Phân bón cây cảnh khác

Ngoài hoa hồng, một số người chơi cây cảnh cũng thường trồng lan (nhất là lan hồ điệp), trồng mai,… Các loại cây này đều cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Chỉ khi bạn đầu tư thời gian, yêu thương và săn sóc chúng cẩn thận thì bạn mới có thành quả như ý. Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về một số loại phân bón cho cây cảnh phù hợp với từng loại cây này nhé.

5.1. Phân bón cho lan

a. Các loại phân nên bón cho lan

  • Các loại phân kích thích ra rễ: đây là các loại được khuyến cáo nên dùng để kích thích tạo bộ rễ cho lan khi mới trồng hoặc bộ rễ không đủ để hút chất dinh dưỡng. Đó là: Chế Phẩm Hùng Nguyễn, Terra Sorb 4, Vitamin B1, N3M, Vinamax Growmore, Rootone, Super Thrive…
  • Các loại phân kích thích bung mầm như Chế phẩm Hùng Nguyễn, Keiki Super Xanh – Đỏ, Siêu bung đọt nảy chồi của Đầu Trâu hoặc Growmore, Acid Humic, chiết suất tảo biển, chiết suất nhộng tằm, trùn quế, Super Thrive, Atonik, Dekamon…
  • Các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng: loại này có thể được gắn dưỡi dạng phân tan chậm 1 lần/năm, khi bộ rễ lan đã dài hơn 4cm để bổ sung dinh dưỡng cho đất.

b. Lưu ý khi sử dụng phân bón hoa lan

  • Thời điểm phun phân tốt nhất là sáng sớm, sau đó là chiều mát. Nếu trong ngày nhiệt độ lên quá 33 độ C thì khi phun phân lúc 7h sáng, tới 10h30 bạn nên tưới rửa lại lá để tránh tình trạng cháy lá, cháy ngọn lan.
  • Trước khi phun phân để bón cho lá, ta nên tưới nhẹ sơ qua để lan hấp thu phân tốt hơn.
  • Ki phun phân, nên để ướt mặt dưới của lá vì mặt dưới nhiều khí khổng làm tăng khả năng hấp thu chất. Bên cạnh đó phun phân lá tốt nhất là phun ướt bộ rễ hoặc phun vào chất trồng trong chậu để phân ngấm xuống, đây chính là điểm khác biệt của lan so với cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu.
  • Cây lan nhỏ thì dùng liều lượng bằng 1/2 so với bao bì hướng dẫn, sau đó tăng dần dần liều lên.

5.2. Phân bón cho cây mai

Tùy vào từng thời điểm trong năm, từng giai đoạn phát triển của mai mà ta có thể chọn các loại phân để bón mai vàng sao cho phù hợp.

a. Từ tháng 1 đến tháng 5

Sử dụng bánh dầu (hoặc phân bón Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai. Có thể trộn thêm NPK có hàm lượng N cao, khuấy đều với nước và tưới cho cây.

Chú ý: Nên chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đọt bón đầu năm. Cách bón giúp cây tránh bị sốc phân, cháy rễ. Cây có thể hấp thu dinh dưỡng triệt để hơn. 

b. Từ tháng 6 đến tháng 9

Sử dụng bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) và phân có hàm lượng P cao (có thể là phân bón DAP).

Cách sử dụng cũng như lần 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách triệt để. Nên bón theo hướng dẫn trên bao bì để cây hấp thụ tốt tránh bón nhiều gây ngộ độc cho cây.

Tùy vào từng thời điểm trong năm, từng giai đoạn phát triển của mai mà ta có thể chọn phân bón mai vàng sao cho phù hợp.
Tùy vào từng thời điểm trong năm, từng giai đoạn phát triển của mai mà ta có thể chọn phân bón mai vàng sao cho phù hợp.

c. Từ tháng 10 trở đi

Lúc này cây cần kali có chứa kali sunfat hay kali Clorua. Cũng có thể là kali nitrat để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ.

Có thể dùng phân dơi để bón cho cây vào giai đoạn cuối năm. Bởi lẽ phân dơi chứa rất nhiều kali dễ tiêu.

Lưu ý cho đến trước khi lảy lá khoảng 10-15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra những đợt lộc  mới.

Như vậy, Đức Phát đã cùng các bạn tìm hiểu qua về cách chăm sóc và bón phân cho một vài loại cây cảnh. Khi mua phân để bón, hãy chọn loại có xuất xứ rõ ràng, bao bì đóng gói cẩn thận sạch sẽ. Tránh mua tràn lan trên mạng, dễ gây chết cây, hỏng đất khi sử dụng. Chúc các bạn trồng cây thành công!

 

 

Call Now Button