Ngày nay, ngành nông nghiệp đã xuất hiện một kỹ thuật phòng trừ sau bệnh mới cho cây trồng. Đó chính là sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới thay cho thuốc trừ sâu hóa học. Đây là một biện pháp vô cùng an toàn và kinh tế đối với bà con.
Bài viết liên quan
- Tại sao phải dùng phân bón cây cảnh? Phân bón cho hoa hồng loại nào phù hợp?
- Decal dán kính là gì? Tự in decal dán kính được không?
- Nên chọn máy rang cà phê như thế nào? Có nên chọn máy rang cà phê bằng gas không?
1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu bệnh sinh học, hay còn gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ, là loại thuốc trừ sâu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu hại. Ví dụ như sử dụng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus), các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là kháng sinh), các chất trong cây cỏ (chất độc hoặc dầu thực vật),… để phòng ngừa các sinh vật gây bệnh.
2. Các loại thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc trừ sâu bệnh gây hại sinh học được chia thành hai nhóm chính là thuốc trừ sâu vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc.
- Thuốc trừ sâu vi sinh: Các thành phần hoạt tính là các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, virus, động vật nguyên sinh hoặc tảo.
- Thuốc trừ sâu thảo mộc: Đây là loại thuốc trừ sâu sử dụng các chất độc có trong cây cỏ hoặc dầu thực vật để diệt trừ sâu hại.
3. Tại sao nên sử dụng thuốc trừ sâu rầy sinh học?
Hiện nay, thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học được sử dụng ngày càng tràn lan, trở nên mất kiểm soát do tác dụng diệt sâu bọ nhanh. Nhưng cũng vì thế mà chúng có độ độc cao với con người và các động vật có ích. Đặc biệt, dư lượng thuốc trừ sâu hóa học tồn đọng rất khó phân hủy. Nó có thể tồn tại trong môi trường rất lâu và có khả năng tích lũy sinh học theo chuỗi thức ăn. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là môi trường đất.
Trước thực tế đó, thuốc trừ sâu hữu cơ (sinh học) được nghiên cứu và xem là một giải pháp an toàn có thể thay thế và khắc phục các nhược điểm thuốc trừ sâu hóa học.
Với hướng dẫn làm thuốc trừ sâu sinh học cụ thể sau, bạn có thể tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà. Hãy tham khảo phần dưới đây để biết các cách làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà.
4. Cách làm thuốc trừ sâu sinh học
Không quá khó khăn trong quy trình chế biến như thuốc trừ sâu hóa học, cách pha thuốc trừ sâu sinh học khá đơn giản với các loại nguyên liệu dễ kiếm, có sẵn từ thiên nhiên. Thuốc trừ sâu sinh học cho rau, cho cây ăn quả đều có thể được pha chế như sau.
4.1. Chuẩn bị
- Rây lọc
- Dao
- Chậu
- Xô
- Chày, cối
- Xà phòng bánh. Nếu không có xà phòng bánh thì dùng cám gạo: hòa với nước, đun sôi, để nguội rồi lọc lấy nước
- Dầu hỏa
- Rượu
4.2. Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi ớt
a. Nguyên liệu
- Ớt đỏ dạng bột
- Tỏi
- Hành củ
- Nước cám gạo nấu chín.
b. Cách pha chế
- Cho ớt bột vào thau hoặc chậu.
- Cắt hành và tỏi rồi giã kỹ để tận được hết chiết xuất.
- Cho hỗn hợp vào thau và trộn đều với ớt.
- Cho thêm nước vừa đủ với nguyên liệu.
- Khuấy đều dung dịch này.
- Để hỗn hợp trong vòng 1 giờ đồng hồ.
- Dùng rây lọc bỏ xác chỉ lấy nước.
- Cho thêm nước cám gạo đã nấu chín hòa với dung dịch này.
- Khuấy đều rồi đem sử dụng.
c. Ứng dụng
Dùng để loại trừ:
- Rệp
- Sâu đục lá
- Sâu đục quả
- Sâu đục chồi
- Bọ trĩ
- Bọ phấn
4.3. Cách pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ gừng – ớt – tỏi
a. Nguyên liệu
- 25 gr gừng
- 50 gr tỏi
- 25 gr ớt
- 10 ml dầu hỏa
- 3 lít nước
- ½ chén nước cám gạo nấu chín
b. Cách pha
- Cắt tỏi rồi giã kỹ.
- Cho dầu hỏa vào tỏi, khuấy đều rồi để qua đêm.
- Giã ớt và gừng cho thật nhuyễn.
- Trộn ớt và gừng với nhau rồi dùng một ít nước để hòa hỗn hợp này.
- Hòa hỗn hợp ớt, gừng, tỏi rồi khuấy đều.
- Cho nước cám gạo nấu chín vào.
- Lọc bỏ xác chỉ lấy nước rồi sử dụng.
c. Ứng dụng
Dùng để loại trừ:
- Rệp
- Sâu đục lá
- Sâu đục quả
- Sâu đục chồi
- Bọ trĩ, bọ phấn
4.4. Cách làm thuốc trừ sâu bệnh sinh học từ neem – ớt – mãng cầu
a. Nguyên liệu
- 25 gam quả ớt khô
- 100 gam lá mãng cầu
- 50 gram trái cây Neem nghiền
- 20 ml xà phòng
b. Cách pha
- Xay ớt khô.
- Ngâm qua đêm trong 100 ml nước.
- Ngâm trái cây Neem đã được nghiền ép qua đêm trong 200 ml nước.
- Ngày hôm sau lọc cả hai chiết xuất trên.
- Xay lá mãng cầu.
- Thêm 500ml nước.
- Lọc bỏ bã.
- Thêm 5-6 lít nước vào hỗn hợp 3 chiết xuất và trộn đều.
- Thêm xà phòng vào dung dịch.
- Khuấy đều và đem sử dụng.
c. Ứng dụng
Dùng để loại trừ:
- Các loài rệp hại
- Các loài sâu cuốn lá
- Rệp vải ốc màu đỏ
- Bọ cánh cứng
4.5. Cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc trừ sâu sinh học tự chế nên được sử dụng tuân theo một vài quy tắc/lưu ý cụ thể sau đây:
- Phun trên các bộ phận của cây như thân, cành, lá, hoa quả.
- Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
- Không nên phun vào lúc trời đang nắng hoặc sắp mưa.
- Phun 2 lần cách nhau vài ngày.
5. Thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất hiện nay
Nếu bạn cần một lượng lớn thuốc diệt côn trùng có hại mà không thể tự chế tại nhà được, bạn có thể tham khảo một số loại chế phẩm có sẵn sau.
5.1. Chế phẩm diệt cỏ sinh học DC Organic CT5
a. Thành phần và đặc điểm
- Dạng lỏng, màu vàng.
- Vi sinh vật cố định Nitơ tự do không nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu/ml
- Vi sinh vật tập đối với vi sinh vật cố định Nitơ không lớn hơn 1,0 x 105 cfu/ml – pH: ≥ 5,0
- Bổ sung tinh chất thảo mộc, không độc hại với môi trường và vật nuôi, thân thiện với môi trường, làm ra tăng số lượng giun trong đất.
b. Công dụng
- Diệt tất cả các loại cỏ: Như có gấu, cỏ gà, cỏ mần trầu …
- Để lại lớp cỏ khô trên mặt đất và tự phân hủy thành mùn, tăng độ tơi xốp và giữ ẩm của đất.
- Kích thích các loại sinh vật có ích; vi sinh vật, thiên địch có lợi, đặc biệt là giun đất duy trì mật số
c. Cách sử dụng
- Dùng để diệt hầu hết các loại cỏ trong vườn cây công nghiệp (tiêu, điều, cà phê, ca cao…), cây ăn quả (cam, bưởi, quýt, nhãn, sầu riêng, măng cụt, mãng cầu…)
- Pha 1 lít chế phẩm vi sinh DC ORGANIC – CT 5 với 100 lít nước, tùy theo mật độ, thời kỳ sinh trưởng; độ che phủ trên vườn và loại cỏ khó hay dễ trừ (cỏ nhiều, độ che phủ lớn, cỏ già và cỏ khó trừ cần pha đậm đặc hơn 1 lít chế phẩm với 80 lít nước); Trung bình sử dụng 5 – 7 lít chế phẩm/ha.
- Phun đều vào thân lá cỏ, tập trung phần gốc cỏ và phun khi trời mát, tránh gặp mưa làm rửa trôi giảm hiệu quả trừ cỏ. Cỏ chết 7 – 15 ngày sau phun, các loại cỏ khó chết trừ chậm hơn
d. Lưu ý
- Lá, đọt và chồi non của cây bị dính chế phẩm có thể bị vàng thì phun nước nhưng sẽ phục hồi từ sau 5 – 7 ngày. Lắc kỹ sản phẩm trước khi sử dụng.
- Sử dụng nguồn nước sạch để pha sản phẩm, pha thêm giấm vào nước trước khi pha chế phẩm với tỉ lệ 1 lít giấm + 1 lít chế phẩm diệt cỏ pha 100 lít nước. Nên dùng giấm gạo, giấm trái cây tự làm, giúp tăng hiệu quả trừ cỏ.
Giá bán tham khảo: 400 nghìn đồng/lít
5.2. Thuốc diệt cỏ thế hệ mới BIOGLY 88.8 SP chất trợ lực thảo mộc sinh học
a. Thành phần và đặc điểm
- Không mùi, dễ hòa tan, dễ vận chuyển; thường được đóng gói trong các túi hoặc lọ.
- Sản phẩm sử dụng chất bổ trợ thảo mộc giúp thuốc phân hủy nhanh khi tiếp xúc với đất an toàn cho môi trường, không gây hại cho đất trồng.
- Không giống các sản phẩm trừ cỏ chỉ làm chết lá nhanh khác. BIOGLY88.8 có tác động lưu dẫn, có thể xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá và các phần xanh của cây cỏ rồi di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây (kể cả rễ và thân ngầm) nên diệt cỏ rất triệt để và hữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại.
b. Công dụng
- Qua nghiên cứu và thực tế sử dụng cho thấy BIOGLY 88.8 có tác dụng hầu hết với các loại cỏ: trinh nữ thân gỗ, cỏ lá rộng, lá hẹp, ngập nước (cây le, lau lách, rau thài lài)….
- Tuy nhiên cách dùng khác nhau mới có hiệu quả tối ưu cho từng loại cỏ. Riêng với cỏ mần trầu già, nếu dùng lượng bình thường sẽ không thấy hiệu quả. Bắt buộc phải dùng thêm bám dính, cùng liều rất cao. Cỏ mần trầu non có thể bị diệt hoàn toàn với liều 50gr/16L cùng một loại bám dính nào đó có trên thị trường mà bà con tin dùng.
c. Cách dùng
- Sử dụng 25g r- 50gr / 16L nước tuỳ loại cỏ và thời gian phun.
- Phun đều hai mặt lá hoặc tập trung mặt dưới lá cỏ.
Giá bán tham khảo: 300 – 390 nghìn đồng/lít
5.3. Chế phẩm sinh học diệt cỏ Anti Grass
a. Thành phần và đặc điểm
- Vi sinh vật cố định Nito tự do 10 mũ 8 cfu/ml
- Vi sinh vật tập đối với vi sinh vật cố định Nito không lớn hơn 10 mũ 5 cfu/ml, pH ≥ 5
- Tinh chất dược liệu tự nhiên
b. Công dụng
- Diệt tất cả các loài cỏ như cỏ gấu, cỏ gà, cỏ mần trầu,
- Làm tăng số lượng giun đất, tăng độ tơi xốp và giữ ẩm của đất
- Kích thích các loại sinh vật có ích, vi sinh vật, thiên địch có lợi
c. Hướng dẫn sử dụng
- Pha chai 500ml với ( 40 -80) lít nước, tùy theo mật độ, thời kỳ sinh trưởng, độ che phủ trên vườn và loại cỏ khó hay dễ trừ.
- Phun dưới dạng sương mù ướt đều vào thân lá cỏ, tập trung vào phần gốc cỏ, phun khi trời mát, tránh trời mưa, sau mưa.
d. Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế cao, giải phóng công cắt cỏ, giảm chi phí đầu tư
- Giảm phân bón các loại, giảm số lần phòng trừ nấm bệnh.
e. Những khu vực nào thích hợp phun chế phẩm sinh học diệt cỏ AntiGrass
- Vườn cây ăn quả như cây cam, quýt bưởi, vải,….
- Phun cánh đồng nương cỏ dại khi chưa trồng gì
Giá bán tham khảo: 300 nghìn đồng/lít
6. Thuốc trừ sâu sinh học có độc không?
Ưu điểm nổi bật nhất của các loại thuốc trừ sâu bệnh sinh học là ít độc với người và môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật dùng trừ sâu và dầu thực vật, hầu như không độc với người và các sinh vật có ích. Do ít độc với các loài thiên địch, thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, ít gây tình trạng bùng phát sâu hại.
7. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc diệt sâu sinh học
Để đạt hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tốt nhất, khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học, người dùng cần lưu ý đến một số điều sau đây:
- Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng chứ không phải cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.
- Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.
- Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát
- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.
Hi vọng sau bài viết này, các bạn có thể pha chế thuốc trừ sâu bệnh thành công và sử dụng phù hợp.