Quy Trình Đóng Gói Sản Phẩm Theo Ngành Hàng Đầy Đủ Nhất

Hiện nay có rất nhiều loại mặt hàng và cách đóng gói khác nhau. Vậy đâu là quy trình đóng gói sản phẩm theo ngành hàng đầy đủ nhất? Tại bài viết này, Đức Phát sẽ phân loại và đưa ra những quy trình đóng gói trên những loại mặt hàng phổ biến.

1. Phân loại quy trình đóng gói sản phẩm

Để phân loại quy trình đóng gói, chúng ta có thể phân theo ngành hàng, theo bản chất của sản phẩm và theo phương thức vận chuyển.

Phân loại quy trình đóng gói sản phẩm theo ngành hàng

Nếu phân loại theo ngành hàng chúng ta có các loại ngành chính sau:

  • Ngành thực phẩm: bánh, kẹo, kem, ngũ cốc, mì gói, bột mì, trà, cà phê, …
  • Ngành dược phẩm: thuốc, thực phẩm chức năng, …
  • Ngành mỹ phẩm: kem dưỡng, sửa rửa mặt, phấn, …
  • Ngành hóa chất: nước giặt, xả vải, dầu gội đầu, …
  • Ngành thú y: thức ăn chó mèo, thanh dinh dưỡng, thuốc, kem bôi, …
  • Ngành gia dụng: bàn chải đánh răng, nệm giường, xà phòng, bát đũa, …

Nếu phân loại theo bản chất của sản phẩm, chúng ta có các loại sản phẩm:

  • Sản phẩm dạng bột: bột mì, bột năng, phấn phủ, thuốc bột, bột giặt, …
  • Sản phẩm dạng hạt: hạt điều, lạc, hạnh nhân, gạo, muối, thức ăn chó mèo, …
  • Sản phẩm dạng dịch thể: sữa, nước giải khát, nước sốt, dầu gội, dưỡng da, thuốc bôi dạng gel, …
  • Sản phẩm có hình dáng đặc biệt: bánh mỳ, bánh bông lan, kẹo mút, bàn chải đánh răng, thẻ cào, lược, khẩu trang, nệm, …

Nếu phân loại theo phương thức vận chuyển, chúng ta có:

  • Vận chuyển bằng đường bộ: tàu, container, các loại xe ô tô
  • Vận chuyển bằng đường thủy: thuyền
  • Vận chuyển bằng đường hàng không: máy bay

2. Quy trình đóng gói sản phẩm theo ngành hàng đầy đủ nhất

Quy trình đóng gói sản phẩm theo ngành hàng đầy đủ nhất được thể hiện dưới đây.

Việc đóng gói sản phẩm thường được chia ra đóng gói bao bì sơ cấp và đóng gói bao bì thứ cấp. Trong đó, bao bì sơ cấp là lớp đóng gói đầu tiên, thường tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Ví dụ, tuýp đựng kem bôi, vỉ đựng thuốc, lọ đựng hạt điều, túi chứa nước sốt là những bao bì sơ cấp. Còn hộp bìa đựng các vỉ thuốc, thùng carton đựng lon bia, túi ni lông bọc chai sốt mayonnaise gọi là bao bì thứ cấp.

Quy trình đóng gói các bao bì sơ cấp thường được phân loại theo sản phẩm và loại bao bì sơ cấp. Các sản phẩm có dạng bột được đóng gói trong túi thường do máy đóng gói bột trục vít. Các sản phẩm dạng dịch thể được đóng trong chai, lọ thường cần máy cấp chai, máy chiết rót, máy vặn xoắn nắp chai. Còn sản phẩm dạng viên uống đóng trong vỉ sẽ có máy ép vỉ. Sản phẩm dạng kem đóng trong tuýp sẽ có máy đóng tuýp …

Quy trình đóng gói bao bì thứ cấp sẽ phân loại theo ngành hàng. Hãy cùng xem quy trình đóng gói sản phẩm theo từng ngành hàng như nào nhé!

Ngành thực phẩm

Đóng gói sản phẩm ngành thực phẩm

Quy trình đóng gói thực phẩm cần lưu ý khi đóng gói thực phẩm tươi sống

Với thực phẩm tươi sống dạng thịt, sản phẩm thường được đóng gói vào các thùng xốp kín có đá giữ nhiệt. Còn nếu thực phẩm tươi là rau củ quả, sản phẩm nên được đóng gói trong thùng cát tông hoặc hộp chuyên dụng. Các điều kiện về nhiệt độ, trữ lạnh khi vận chuyển thực phẩm tươi sống là điều kiện bắt buộc đi kèm với đóng gói.

Với thực phẩm ăn liền như bánh chocopie, kẹo hoặc thực phẩm dạng thô như muối, đường, gạo, chỉ cần đóng gói trong các thùng cát tông và đảm bảo điều kiện bảo quản là có thể giữ được chất lượng của thực phẩm.

Một số loại thực phẩm có mùi như các loại mắm, mực khô, đồ lên men cần phải bọc nhiều lớp kín để tránh bay mùi ra ngoài.

Ngành dược phẩm

Đóng gói sản phẩm ngành dược phẩm

Quy trình đóng gói sản phẩm ngành dược phẩm

Phần lớn các loại sản phẩm dạng viên uống, thuốc bột, kem bôi đều được đóng gói trong một hộp giấy. Sản phẩm đóng phải đúng về số lượng viên/vỉ/tuýp. Sau đó, các hộp được đóng gói vào thùng carton.

Chỉ có các sản phẩm đặc biệt như vắc xin, các loại thuốc tiêm, truyền thẳng vào cơ thể của người sử dụng thì phải được bảo quản trong xe lạnh, hòm lạnh và phích vắc xin.

Ngành mỹ phẩm

Ngành mỹ phẩm có khá nhiều sản phẩm thuộc dạng dễ vỡ. Vì vậy khi đóng gói mỹ phẩm cần phải bọc chống sốc. Các lớp bọc chống sốc có thể áp dụng bao gồm giấy bọt, mút xốp, mút mềm, hạt nở. Mỹ phẩm sẽ được bọc kín một hoặc nhiều lớp chống sốc rồi đóng gói vào thùng carton. Bằng cách này, sản phẩm sẽ hạn chế bị hỏng, đổ, tràn ra ngoài khi vận chuyển.

Xem thêm: Sóng Giấy Thùng Carton Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng Sóng Giấy Và Các Loại Sóng Giấy Cần Biết

Ngành hóa chất

Sản phẩm ngành hóa chất có các đóng gói tương tự như dược phẩm và mỹ phẩm. Thông thường, các sản phẩm hóa chất dạng dịch đóng trong chai cần được đóng gói trong thùng gỗ kín và bỏ vào một ít mùn cưa. Trường hợp sản phẩm bị vỡ, mùn cưa sẽ hút chất lỏng. Nếu đóng nhiều chai trong cùng một thùng, bạn có thể sử dụng các tấm bọt khí hoặc miếng xốp để ngăn các chai va chạm với nhau.

Ngành thú y

Các sản phẩm thuộc ngành thú y tương đối đa dạng. Việc đóng gói cũng tùy thuộc theo loại sản phẩm. Các sản phẩm thức ăn chó mèo chỉ cần đóng thùng carton kín. Bên cạnh đó, sản phẩm được đảm bảo không tiếp xúc với nước.

Ngành gia dụng

Đóng gói sản phẩm ngành gia dụng

Cách đóng gói sản phẩm ngành gia dụng

Với ngành gia dụng, cần lưu ý những món đồ dễ vỡ như bát sành, sứ, lọ hoa, tách, chén, đĩa, … Bạn phải bọc kín sản phẩm với túi bóng khí từ 3-5 lớp. Sau đó sản phẩm mới được đóng gói trong thùng carton ở bên ngoài. Dù vậy, việc bê vác, vận chuyển các sản phẩm này cũng cần nhẹ tay.

Các loại sản phẩm khác của ngành gia dụng rất đa dạng nhưng cũng không cần bảo quản nhiệt độ, ánh sáng, vì vậy chỉ cần đảm bảo đóng gói sản phẩm chắc chắn trong thùng gỗ hoặc thùng carton là có thể vận chuyển được.

Như vậy, Đức Phát đã phân loại và chỉ ra quy trình đóng gói sản phẩm theo ngành hàng một cách đầy đủ nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về máy đóng gói phù hợp với sản phẩm mà bạn sản xuất, hãy liên hệ hotline ngay hôm nay!

Call Now Button