Mẹo chữa say cafe nhanh và hiệu quả nhất

Theo số liệu của Đại học Dịch vụ Y tế Columbia, 90% dân số thế giới đã và đang tiêu thụ caffein dù là bằng cách này hay cách khác. Một trong những cách tiêu thụ phổ biến nhất chính là thông qua việc sử dụng cà phê. Nhưng bất chấp sự phổ biến của nó, cà phê đôi khi có thể dẫn đến những phản ứng phụ khó chịu hoặc kỳ lạ. Người ta gọi đó là hiện tượng say cà phê. Vậy nên làm gì để chữa say cà phê nhanh nhất? Say cafe uống gì thì giải say cà phê hiệu quả nhất? Đừng để đến lúc có hiện tượng say mới đi tìm kiếm thông tin bị say cafe làm thế nào. Bởi lẽ khi đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không còn chút sức lực nào để đọc đâu! Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Tham khảo:

Mẹo chữa say cafe nhanh và hiệu quả nhất
Mẹo chữa say cafe nhanh và hiệu quả nhất

1. Say cà phê là gì?

Thành phần chính gây tác động kích thích của cà phê chính là caffein. Với liều lượng thích hợp, caffein có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng, hoặc sử dụng quá đặc vào thời điểm không thích hợp  sẽ dễ gây triệu chứng say cà phê.

Khi có quá nhiều caffein nạp vào cơ thể, tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất nội tiết tố, kích thích tim đập nhanh, huyết áp tăng cao hơn, dẫn đến các triệu chứng say cafe. Bên cạnh đó, caffein còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị. Lúc bụng đói, chất này sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì thế bạn nên biết qua một số cách chữa say cà phê phòng khi cần.

2. Biểu hiện khi uống cà phê bị say

Người say cafe thường sẽ có các biểu hiện sau:

  • Nôn nao, choáng váng, nhịp tim nhanh hơn bình thường.
  • Người nóng. Mặt có cảm giác đỏ rồi nóng dần lên.
  • Cảm giác tiếng vang xung quanh lớn hơn bình thường.
  • Mọi hành động của bản thân chậm chạp hơn.
  • Say cafe đem đến cảm giác mệt hơn say rượu rất nhiều. Dù bạn có ngủ một giấc dậy, rất có thể bạn vẫn chưa tỉnh táo hẳn.

Rõ ràng những cảm giác này là rất khó chịu. Bạn không biết bị say cà phê phải làm sao? Say cafe nên làm gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong phần dưới đây! Hãy kéo xuống để đọc tiếp nhé.

3. Cách chữa say cafe

Nếu bạn đã trót sử dụng cà phê quá đậm đặc hoặc không đúng thời điểm, dẫn đến có các biểu hiện nôn nao, choáng váng thì làm sao để hết say cafe bây giờ? Các bạn hãy áp dụng ngay những cách say cafe phải làm thế nào dưới đây. Nó sẽ giúp bạn bớt đi cảm giác khó chịu mà cơ thể đang phải chịu đựng đấy. Kể cả khi bạn không phải người thường xuyên uống cà phê thì bạn vẫn nên biết các cách làm gì khi bị say cà phê. Bởi lẽ bạn cần đề phòng trường hợp bên cạnh bạn có người có dấu hiệu choáng váng, nôn nao vì cà phê say. 

3.1. Nạp ngay tinh bột vào cơ thể

Trong trường hợp bất ngờ say cafe, bạn có thể sử dụng bánh để giải say cafe ngay lập tức
Trong trường hợp bất ngờ say cafe, bạn có thể sử dụng bánh để giải say cafe ngay lập tức

Một trong những cách chữa hết say cafe hữu hiệu nhất chính là nạp tinh bột vào cơ thể. 

Theo các chuyên gia, ăn một ít tinh bột sẽ cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Nhờ vào đấy, bạn sẽ giảm bớt đi tình trạng khó chịu, nôn nao mà mình đang gặp phải.

Nếu bạn cảm thấy việc ăn cơm quá khó vì nhai mãi mà không thể nuốt thì hãy thay bằng cháo. Ăn một số loại bánh như bánh quy, bánh mì hay ngũ cốc,… cũng là cách chữa trị say cà phê hiệu quả. 

Nếu bạn là một tín đồ của cà phê tốt nhất là hãy chuẩn bị sẵn trong tủ làm việc của mình một ít bánh ngọt. Trong trường hợp bất ngờ say cafe, bạn có thể sử dụng bánh để giải say cafe ngay lập tức.

3.2. Uống thật nhiều nước

So với việc phải ăn tinh bột thì việc uống nước nhiều có lẽ sẽ dễ thực hiện hơn
So với việc phải ăn tinh bột thì việc uống nước nhiều có lẽ sẽ dễ thực hiện hơn

Cách giải say cafe thứ hai mà bạn nên biết chính là uống thật nhiều nước. Khi bạn bắt đầu có triệu chứng bị say, hãy nhanh chóng uống 1 lít nước ấm trong 10 phút. Nước sẽ giúp hòa tan cafe và bài tiết qua đường nước tiểu, giúp bạn giải say nhanh hơn.

Ngoài ra chúng ta có thể uống nhiều nước chè (chè tươi) loãng. Mặc dù trong chè cũng chứa caffein nhưng vì bản thân nó chứa hai hoạt chất theobromin, theophilin có tác dụng kích thích hoạt động của thận, giúp quá trình thải lượng caffein trong cơ thể được nhanh hơn.

So với việc phải ăn tinh bột thì việc uống nước nhiều có lẽ sẽ dễ thực hiện hơn. Vì thế, nếu có say cà phê thì đừng bỏ qua cách trị say cà phê đơn giản này nhé.

3.3. Hít thở để giảm căng thẳng

Hít thở để giảm căng thẳng
Hít thở để giảm căng thẳng

Nếu bạn có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng do caffein gây ra thì hãy áp dụng cách trị say cafe đơn giản: dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Phương pháp này chỉ có tác dụng khi bạn thở theo nhịp 4-7-8. 

Cách thực hiện:

  • Ở 4 giây đầu tiên, bạn cần phải hít một hơi thật là sâu bằng mũi.
  • Đến 7 giây tiếp theo giữ hơi thở của mình sao cho hài hòa.
  • Còn 8 giây cuối cùng thì bạn hãy thở ra bằng miệng một cách từ từ.

Bạn hãy áp dụng cách thở theo nhịp này, rồi ngồi nghỉ ngơi trong thời gian khoảng 10 phút. Cơn say cafe sẽ nhanh chóng qua đi. Nhớ là phải bình tĩnh, thực hiện một cách kiên nhẫn để việc hít thở có hiệu quả nhé.

3.4. Mát-xa cơ thể nhẹ nhàng

Mát - xa cơ thể nhẹ nhàng để giảm bớt mệt mỏi
Mát – xa cơ thể nhẹ nhàng để giảm bớt mệt mỏi

Khi có cảm giác mệt mỏi, choáng đầu sau khi uống cà phê thì bạn nên thực hành những động tác mát xa nhẹ nhàng. Ví dụ như xoa ấm hai tay và hai chân, day vào các huyệt như huyệt thái dương (hai bên trán), ấn đường (giữa trán), bách hội (đỉnh đầu), phong trì (phía sau cổ, chỗ hõm hai bên gáy, sát chân tóc). Việc này giúp nhịp tim có cơ hội quân bình lại. Cảm giác bồn chồn, buồn nôn, run tay chân… sẽ bớt đi.

3.5. Bổ sung kẽm và magie

Chuối cũng có thể làm giảm tình trạng say cafe
Chuối cũng có thể làm giảm tình trạng say cafe

Các món nhiều kẽm và magie như chuối có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng say cà phê. Vậy nên bạn có thể cân nhắc ăn một quả chuối khi bị say cà phê nhé.

3.6. Xông nước nóng

Đào thải caffein qua tuyến mồ hôi
Đào thải caffein qua tuyến mồ hôi

Các bạn có thể đun sôi một nồi nước gừng và xả sau đó ngồi xông 15-20 phút. Lượng mồ hôi vã ra sẽ khiến cơ thể bạn nhẹ nhàng hơn, không còn cảm giác khó chịu, nôn nao.

3.7. Dùng chanh – mật ong

Nên uống chanh - mật ong để giải say cafe
Nên uống chanh – mật ong để giải say cafe

Tương tự rượu, bạn cũng có thể giải say cafe bằng hỗn hợp chanh, mật ong. Khi bạn có biểu hiện say, uống ngay một cốc hỗn hợp trên. Chanh và mật ong cùng chút nước ấm làm cho cơ thể bài tiết nhanh hơn nên dấu hiệu say cà phê giảm đi ngay tức khắc. Hãy bỏ túi cho mình phương pháp này để sử dụng khi cần thiết.

3.8. Dùng trà gừng

Công dụng không ngờ tới của trà gừng
Công dụng không ngờ tới của trà gừng

Với khả năng tăng nhiệt cho cơ thể, trà gừng làm cơ thể bài tiết độc tố, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Sau khi uống trà gừng và nước ấm khoảng 20 phút bạn sẽ thấy cơ thể mình nóng từ trong ra ngoài, mồ hôi toát ra nhiều, nhờ đó hiện tượng say cà phê không còn nữa

Những cách trên chỉ là mẹo, có tác dụng khi bạn say nhẹ. Nếu bạn đã thực hiện mà vẫn không có hiệu quả, tình trạng say cafe kéo dài quá lâu thì bạn nên đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng cà phê

Phòng bệnh tất nhiên vẫn luôn hơn chữa bệnh. Để sử dụng cà phê đúng cách, hãy lưu ý những điều sau:

4.1. Tránh uống cà phê đồng thời với dược phẩm

Nên đảm bảo cách thời điểm uống thuốc 2 – 3h vì cafein có thể gây tương tác với một số dược phẩm làm mất tác dụng của thuốc.

4.2. Tránh uống cà phê đồng thời với rượu

Vì như vậy sẽ làm cho đại não hưng phấn quá độ. Tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhiều lần so với việc uống rượu đơn thuần.

4.3. Các đối tượng hạn chế sử dụng cà phê

Người có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, động mạch vành…), phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng cafe.

5. Cà phê và sức khỏe

Tuy gây ra tình trạng say rất khó chịu nhưng thực chất, nếu được sử dụng với liều lượng hợp lý, cafe sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

5.1. Liên quan đến huyết áp

Trong thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh những người không uống cà phê thường xuyên, thì áp lực trong máu gia tăng 2 – 3 mm Hg, một sự thay đổi tương đối nhỏ. Ở những người uống cà phê thường xuyên thì hiện tượng này không xảy ra. Có nghĩa là cà phê không ảnh hưởng lớn đến vấn đề về huyết áp.

5.2. Bữa sáng và cốc cà phê

Bạn nên uống cà phê một cách khôn ngoan. Tốt nhất là bạn nên uống vào bữa sáng, khi cơ thể chuẩn bị một chu trình làm việc trong ngày mới. Khi bạn uống cà phê mỗi ngày, cơ thể sẽ được kích hoạt tính chất chống oxy hóa mạnh. Điều này rất quan trọng đối với việc bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy, lá lách khỏi sự phá hủy do oxy hóa. Các tế bào beta có khả năng tạo ra insulin, giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường.

Chọn cà phê cẩn thận, ưu tiên thương hiệu bạn tin dùng. Bạn có thể chọn cafe bột đóng gói cho tiện pha chế thay vì cafe rang xay tại chỗ sau quá trình sấy cà phê thùng quay.

5.3. Cà phê gây ra các cơn đau tim?

Hoạt chất trong cà phê là caffeine sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương và tạo cảm giác hưng phấn. Khi đó nhịp tim của bạn sẽ tăng nhẹ. Sự gia tăng nhẹ này không tác động lâu dài và chỉ là tạm thời. Vì vậy uống một hai tách cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mệt mỏi, uể oải trong công việc.

Trước những thông tin cà phê là nguyên nhân các biểu hiện ban đầu bệnh tắc nghẽn trong động mạch của tim, câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, nguy cơ cà phê tạo các cơn đau tim là rất nhỏ. Và hiện tượng này chỉ xảy ra trong một số ít tín đồ “cuồng” cà phê hay phụ thuộc yếu tố di truyền.

6. Tổng kết

Sau bài viết này, hãy nhớ ba việc chính mà chúng ta có thể làm khi cần trả lời câu hỏi “làm gì khi bị say cafe?”. Đó là:

  • Ăn cơm/cháo/bánh quy
  • Uống nước lọc/nước chè
  • Hít thở theo nhịp 4-7-8
  • Mát-xa cơ thể
  • Ăn chuối
  • Xông nước nóng
  • Dùng chanh – mật ong
  • Dùng trà gừng

Nắm được các cách này, chúng ta sẽ không bị bối rối khi bản thân hoặc người khác bị say vì biết rõ say cà phê phải làm gì. 

Call Now Button